Kiếp đời phù du và cái kết đau lòng của “Bishonen” tuyệt đỉnh Nhật Bản

Đây là câu chuyện gửi đến các Fan của Bishonen (đại khái là mỹ nam) trên toàn thế giới. Nhân vật chính lần này là một chàng trai trẻ có tên Tairano Atsumori.
Cậu là một mỹ nam tuyệt đỉnh mà ai lướt qua cũng phải ngoái lại nhìn.
Thế nhưng câu chuyện này sẽ đau lòng vì đề cập đến giây phút cuối cùng của cậu ấy.

Phải nói luôn rằng do đây là chuyện xưa nên tôi không có ảnh đẹp. Trong khi đọc chuyện, hy vọng bạn có thể mường tượng ra hình ảnh cậu thanh niên xinh đẹp bạc phận mà rơi nước mắt.
Những bức tranh trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Cậu có nước da trắng trẻo, đường nét thanh thoát. Chỉ có thể miêu tả là đẹp chứ không biết dùng từ ngữ gì hơn.

Câu chuyện về chàng Atsumori xuất hiện trong một phần của Heike monogatari. Cậu thuộc cùng gia tộc với Tairano Kiyomori, người nắm giữ quyền lực lớn tại Nhật Bản một thời. Atsumori là cháu trai của Kiyomori, trong câu chuyện này cậu đang ở độ tuổi 17, độ tuổi đỉnh cao của thanh xuân.

Sau đây chúng ta hãy cùng tái hiện lại đoạn cao trào, kể về cái chết của Atsumori.

Minamoto no Yoritoto là người đã mở ra Mạc phủ Kamakura, dồn ép nhà Heike. Naozane Kumagai là một trong những thành viên quan trọng của Kamakura. Tại Saitama có một thành phố tên là Kumagai, là khu vực do gia tộc này kiểm soát.

Naozane chứng kiến cảnh nhà Heikei từng người chất ngựa lên tàu chạy trốn đã nói:

“Ta muốn tìm cao thủ để chiến đấu, tạo dựng tên tuổi”

Người này nghĩ vậy rồi hướng tới bờ biển.

Bỗng dưng anh ta gặp một Samurai thanh tú, mặc trang phục thượng hạng, mang giáp hào nhoáng, cưỡi trên tuấn mã, đang đi xuống bờ biển để lên tàu, bèn cất tiếng gọi lớn:

“Người ở đằng đó có phải là tướng lĩnh của trận chiến này
Ơ hay người đó lại quay lưng với kẻ địch rồi hèn nhát bỏ chạy sao?
Vui lòng quay lại đây”.

Bị kích động, vị Samurai kia quay lại, Naozane nhanh chóng bắt lấy người này rồi ép hắn xuống ngựa. Lúc đẩy mũ sắt ra để chặt đầu bỗng nhận ra đó chỉ là một thiếu niên tầm 16,17 tuổi.
Chưa kể hắn còn đẹp đến mức tưởng chừng trên mặt có một lớp trang điểm nhẹ, đẹp đến mức Naozane bối rối, không biết nên vung kiếm chém vào đâu.

Đẹp đến mức một Naozane hung hăng phải đưa ra đề nghị:

“Người là ai? Xin hãy cho ta biết tên
Ta sẽ cứu ngươi”

Cậu thanh niên không trả lời mà hỏi ngược lại “Vậy nhà ngươi là ai?”
Sau khi Naozane xưng danh, Atsumori đã nói thế này:
“Nếu vậy ta không cần cho ngươi biết tên, vì với nhà ngươi, ta là kẻ địch. Nhà ngươi cứ chặt đầu ta rồi mang về nhà mà hỏi, chắc chắn sẽ có nhiều người biết đến ta”.
Naozane vô cùng cảm động và ấn tượng với cậu thiếu niên xinh đẹp và dũng cảm, đến gần chết cũng không cầu xin tha mạng, lại còn nói ra những lời hào sảng như thế.
Dù sao thì thắng thua đã ngả ngũ, có giết người này cũng chẳng thay đổi được gì, do đó Naozane quyết định phải cứu hắn bằng mọi cách.

Thế nhưng khi quay đầu nhìn lại, không biết từ lúc nào quân của Kamakura đang tiến lại gần. Dù rất muốn cứu, nhưng không còn cứu được nữa. Chàng trai này đã không còn đường thoát nữa rồi.

“Nếu để hắn rơi vào tay kẻ khác, chi bằng ta giết hắn đi, rồi lo chuyện hậu sự tươm tất”.

Atsumori bình tĩnh đón nhận kết cục của đời mình, để cho Naozane chém đầu.

Naozane cởi bỏ trang phục của Atsumori để lấy vải quấn cái đầu vừa chặt, phát hiện trên người anh ta có một thanh sáo được cất giữ rất cẩn thận. Ít người đem sáo ra chiến trường, do đó Naozane biết được rằng Atsumori là người lịch lãm.

Naozane đem cả đầu và sáo về trình diện tướng lĩnh là Minamoto Yoshitsune. Vị tướng lĩnh nhìn thấy đã gọi tên Atsumori trong nước mắt.
Sau trận đánh, Naozane xuất gia, sống phần đời còn lại trong tĩnh lặng, rời xa chiến trường khói lửa.

Trong phần chuyện cũng mô tả việc linh hồn của Atsumori đến thăm Naozane lúc ấy đã là một tăng lữ.
Tuy không thể là đồng minh, tuy đứng về hai chiến tuyến, nhưng mối liên hệ giữa họ không phải lòng thù hận.

Câu chuyện về Atsumori được lưu truyền dưới dạng một loại hình nghệ thuật dân gian gọi là điệu múa Kowaka-mai, và được Oda Nobunaga, người sau này thống nhất Nhật Bản đặc biệt yêu thích.
Có chuyện kể rằng Nobunaga đã múa điệu này trước khi tự sát.

Một câu thơ của Atsumori mà Nobunaga rất thích như sau:

人間(じんかん)50年 下天(げてん)のうちをくらぶれば 夢幻の如くなり

Dịch theo ngôn ngữ hiện đại có thể hiểu rằng

Đời người chỉ có 50 năm
Sinh mệnh trong nhân giới ảo mộng như mơ, là thứ phù du.
Một khi đã chấp nhận sinh ra, không gì là bất tử

Ý thơ của bài này nói về cuộc đời ngắn ngủi, dù có cầu xin tha mạng thì sống cũng chỉ được 50 năm. Đằng nào cũng chết, chi bằng chết được là mừng.
Đây cũng là quan niệm về sự sống và cái chết rất đặc trưng của người Nhật.

Abe Kengo
Xem thêm: