11 năm từ sau sự cố nhà máy điện hạt nhân, điều gì xảy ra tại những ngôi làng vắng bóng người?

Tai nạn nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima do Trận đại động đất vùng Tohoku năm 2011 gây ra. Các khu vực nhiễm phóng xạ bị phong tỏa, toàn bộ người dân ở đó phải đi cách ly. Điều gì xảy ra với những ngôi làng không người, bị bỏ mặc qua năm tháng?

https://nikkan-spa.jp/1817829?cx_clicks_pickup=4_title#cxrecs_s

Đó là những ngôi làng đã từng rất tấp nập, với những người nông dân trồng lúa, chăn nuôi gia súc, những thợ mộc đốn cây trên núi, những thợ mỏ đào đá Granit cho các nghệ nhân tạo tác,…
Thế nhưng cuộc sống bình yên của khoảng 1400 người cùng với ngôi làng nằm ở nơi thiên nhiên phong phú đã thay đổi hoàn toàn vào cái ngày định mệnh 11/03/2011.

Ngôi làng bị ô nhiễm phóng xạ do gió Tây Bắc mang theo, thổi từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Đó là một ngày lạnh giá, có tuyết rơi.
Người dân kể lại rằng bỗng nhiên nghe âm thanh lớn từ vùng biển bên kia ngọn núi, chỉ một lát sau mùi khói bốc lên khét lẹt. Trong miệng bỗng lan ra vị như sắt. Điều gì đó khủng khiếp đang xảy ra.

Người dân trong làng cảm nhận có biến, đã hỗ trợ lẫn nhau, tập trung tại các trung tâm sơ tán. Một lát sau, một người mặc quần áo bảo hộ màu trắng vội vàng tới và đẩy nhanh công tác lánh nạn. Tại thời điểm ấy dân làng vẫn chưa biết khu vực đã bị ô nhiễm phóng xạ nồng độ cao. Tiếp đến một rào chắn cùng biển cấm vào được dựng trước làng.

Từ đó đến nay đã 11 năm.
Điều gì đã xảy ra tại ngôi làng năm ấy.
Hoa Anh Đào đã nở hoa rất đẹp, nhưng không một ai được chứng kiến.

Cánh đồng lúa phì nhiêu năm nào giờ chỉ còn là tàn tích.

Những căn nhà dân không có người ở trở thành nơi trú ẩn của động vật hoang dã. Đây là hình ảnh một con Linh dương Nhật Bản đang thư giãn cạnh Kotatsu.

Từng ngôi nhà một dần bị mục nát.

Người dân khu vực đã nhiều lần kiện Chính phủ và TEPCO (Tổng công ty điện lực Tokyo) yêu cầu “Trả lại quê hương” cho họ.
Cụ thể họ yêu cầu phục hồi tình trạng ô nhiễm phóng xạ về mức trước khi tai nạn xảy ra, và yêu cầu trả một khoản phí bồi thường. Kết quả phiên tòa, Chính phủ và TEPCO phải trả tổng cộng 1 tỷ Yên (1,2 – 1,5 triệu Yên/người), nhưng yêu cầu phục hồi bị từ chối. Nguyên nhân cũng bởi đó là điều không thể thực hiện.

Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực hoàn thành việc tẩy độc cho khoảng 10.000 ha ở khu vực trung tâm, nơi có các cơ sở công cộng như trường học, trạm y tế, trung tâm giao dục, đồn công an, v.v. vào năm 2023 để cư dân có thể trở về.

Tuy nhiên 70-80% khu vực là rừng núi. Khu vực này chưa được khử nhiễm trong khi những nơi đã được chỉ định chỉ chiếm 1%. Làm sao có thể cho dân cư trở lại trong khi mức độ khử nhiễm chỉ có chừng này?

Những cư dân mất lòng tin vào các báo cáo từ Chính phủ và TEPCO đã tự mình tiến hành đo bức xạ.

Tại sao không đẩy nhanh việc khử nhiễm?
Đây không phải vì sự lười biếng của Chính phủ và TEPCO mà là vì ngay từ đầu việc khử nhiễm trong không gian rộng lớn như vậy là không thể.
Thế giới của chúng ta vận hành nhà máy phát điện hạt nhân mang theo những mối nguy khủng khiếp mà hậu họa của nó không thể xử lý triệt để.

Cụm từ “phi hạt nhân” gần đây rất thường được nhắc đến, bên cạnh đó giá dầu thô và khí đốt tăng vọt do các vấn đề của Nga và Ukraine. Một lần nữa, sự chú ý xoay quanh vấn đề năng lượng hạt nhân lại được đẩy cao.
Ở một góc của thế giới này, có những con người vẫn ôm giấc mơ trở về với quê hương, nhưng đến khi nào họ mới được trở về.

Những hình ảnh tàn phế của một ngôi làng có thể giúp bạn phần nào hiểu được cái cảm giác chờ đợi đằng đẵng 11 năm, và vẫn còn tiếp tục chờ đợi.

Kengo Abe
Xem thêm: