Cảm nhận về sự đáng yêu là khách quan – Kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc đại học Osaka chỉ ra

Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Hiroshi Nittono thuộc Trường Cao học Khoa học Nhân văn, Đại học Osaka đứng đầu đã phân tích hình dạng khuôn mặt của em bé Nhật Bản và làm rõ những đặc điểm trên khuôn mặt được đánh giá là dễ thương.

Các nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện trên khuôn mặt em bé da trắng, nhưng đây là nghiên cứu có hệ thống đầu tiên dựa trên khuôn mặt em bé của Nhật Bản.

Liên quan đến sự dễ thương của gương mặt em bé, nhóm khẳng định là nhờ các đặc điểm như đôi mắt trong trẻo và gương mặt tròn trịa. Nhóm cũng nhận thấy rằng đánh giá về độ “đẹp” dựa trên các đặc điểm khách quan trên khuôn mặt hơn là sở thích của từng cá nhân, và nam giới trẻ thường ít nhận ra những đặc điểm này hơn phụ nữ và đàn ông trung niên.

Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học trực tuyến “Frontiers in Psychology” vào ngày 18 tháng 2 lúc 14 giờ (giờ Nhật Bản).

Nền tảng nghiên cứu

Khoảng 80 năm trước, nhà thần thoại học Lorenz cho rằng con người cảm thấy dễ thương về một số đặc điểm cơ thể nhất định, và đặt tên cho nó là baby schema. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện bằng cách sử dụng ảnh khuôn mặt của trẻ sơ sinh da trắng, nhưng trong nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng một phương pháp tương tự để tạo ra khuôn mặt dễ thương dựa trên ảnh khuôn mặt của trẻ sơ sinh Nhật Bản.

Nội dung nghiên cứu

Hình 1

Sử dụng hình ảnh trực diện và không thể hiện cảm xúc của 80 em bé 6 tháng tuổi do cha mẹ cung cấp làm tư liệu, 200 nam nữ Nhật Bản (20-69 tuổi) sẽ đánh giá về độ dễ thương theo cấp độ từ 1: Không dễ thương đến 7: Rất dễ thương. Dựa trên điểm trung bình cho từng khuôn mặt, lọc 10 gương mặt được ưa chuộng nhất và 10 gương mặt ít được ưa chuộng. Bằng cách lấy trung bình mỗi khuôn mặt, có thể kết hợp một khuôn mặt được ưa chuộng và một khuôn mặt ít được ưa chuộng (Hình 1). Hơn nữa, bằng cách phân tích các hình dạng khuôn mặt, nhóm có thể tìm ra sự khác biệt của các phần trên khuôn mặt, để chuyển từ khuôn mặt có độ xinh xắn thấp sang khuôn mặt có độ xinh xắn cao.

Hình 2

Các mẫu thu được phù hợp với đặc điểm của các baby schema đã biết trước đó. Mô hình biến dạng này được áp dụng cho 50 khuôn mặt em bé để tạo ra những khuôn mặt xinh hơn và những khuôn mặt bị giảm độ xinh (Hình 2). Nhóm cũng thực hiện một cuộc khảo sát trên Internet với 587 đàn ông và phụ nữ Nhật Bản (tuổi từ 20-69) và yêu cầu họ chọn những khuôn mặt mà họ cảm thấy dễ thương hơn cho 50 cặp này (100 tấm ảnh). Kết quả là 90% chọn khuôn mặt có độ xinh đã được cải thiện. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra rằng nam giới trẻ có tỷ lệ câu trả lời đúng thấp hơn phụ nữ và nam giới trung niên (Hình 3).

Từ kết quả, nhóm khẳng định được rằng độ “dễ thương” trên khuôn mặt của em bé tồn tại như một đặc điểm khách quan, ngoài sở thích cá nhân.

Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu này khẳng định rằng độ dễ thương của khuôn mặt trẻ em Nhật Bản cũng được đánh giá dựa trên các đặc điểm của baby schema. Tập dữ liệu “Khuôn mặt trẻ sơ sinh dễ thương của Nhật Bản [JCIF] đã được tạo ra đã được phát hành trên Internet.

 

Sacchan
Xem thêm: