Tốc độ của người Nhật tuyệt vời đến đâu? Đây là kết quả của kinh nghiệm

Ngày 16 tháng 3 năm 2022.

Tại khu vực Tohoku, nơi có cường độ địa chấn cao nhất, lên đến cấp 6, các con đường bị thiệt hại nghiêm trọng. Những vết nứt lớn xuất hiện trên đường cao tốc Tohoku và đường cao tốc Joban, là những tuyến chính của khu vực Tohoku. Tàu Shinkanshen trật bánh cũng là một trong những thiệt hại về giao thông lớn sau trận động đất.

Với mức độ này, không thể cho phép phương tiện lưu thông.

Thế nhưng quá trình phục hồi con đường chỉ mất 1 ngày, mặc dù vết nứt là rất lớn.

Đây không phải lần đầu tốc độ khắc phục hậu quả thiên tai của người Nhật được ca ngợi. Điều này đã được thể hiện trong trận Đại thảm hoạ năm 2011.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, người dân Nhật Bản trải qua thảm hoạ thiên tai khủng khiếp mà đến tận hiện tại vẫn chưa hết bàng hoàng. Thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông khi đó còn khủng khiếp hơn.

Không chỉ nứt, một đoạn đường dài 150m còn xảy ra sạt lở.

Đầu tiên các nhà chức trách sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể, phân tích nguyên nhân. Nếu cơn chấn động chỉ mới xảy ra 1 lần, có nghĩa là khả năng dư chấn rất cao. Trong trường hợp này, có xử lý thiệt hại cũng chẳng ích gì, bởi có sửa chữa thì đường sẽ lại bị hư hại trong lần rung chấn sau.

Tiếp theo họ phân tích các phương án có thể thực hiện. Nếu dùng đá dăm rải dưới đường nhựa thì sao? Chi phí thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn so với đắp đất, nhưng lại phát sinh vấn đề rửa trôi.

Bỏ qua phương pháp này, nếu đắp đất theo đúng quy chuẩn, ước tính công việc sẽ hoàn tất trong vòng 9 ngày, quá chậm.

Vậy nếu trộn đá dăm và đất?

Nếu tiến hành cả ngày lẫn đêm, có thể hoàn thành trong 6 ngày.

Những người trong ngành xây dựng trên toàn thế giới đã mô tả thời gian hoàn thiện này là “phép màu”, và sự tuyệt vời của kỹ thuật xây dựng dân dụng Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng như vậy.

Cũng là “thần tốc” trong khôi phục cơ sở hạ tầng bị hư hại, nhưng thời gian của “phiên bản 2022” được rút ngắn chỉ còn 1 ngày.

Đây là kết quả từ sự đúc kết trong thảm hoạ năm 2011, là thứ gọi là kinh nghiệm.

Hẳn sẽ có nhiều người lo ngại khi đến Nhật vì đất nước này thường xảy ra thiên tai. Nhưng có thể thấy từ đây nỗ lực bảo vệ an toàn tối đa của con người Nhật Bản trước các thảm hoạ tự nhiên, đồng thời họ cũng là những người dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy hãy yên tâm mà đến trải nghiệm nhé.

Kengo AbeAbe
Xem thêm: