Câu chuyện về nữ kỳ thủ Shogi trong thế giới khắc nghiệt của môn thể thao trí tuệ

Thế giới Shogi khắc nghiệt hơn bạn nghĩ, nơi mà chuyện thắng và thua sẽ quyết định thứ hạng của bạn. Để giành chiến thắng, bạn phải dành nhiều thời gian cho Shogi, nghiên cứu nhiều cách chơi khác nhau, nhưng trên thực tế, rất khó để giành mỗi ngày cho Shogi. Dưới đây là bài viết về câu chuyện Shogi khá thú vị của nữ kỳ thủ, Eriko Yamaguchi (nhị đẳng).

Câu lạc bộ Shogi ở trường, giải đấu khu vực, đến hội quán, tham gia thi đấu trên mạng… Tôi lúc nào cũng thiếu thời gian.

Việc theo đuổi Shogi khi còn học phổ thông vô cùng khó khăn, bởi lẽ phải cân bằng với học kiến thức trên trường. Dù có thể giành toàn bộ thời gian cuối tuần cho Shogi, nhưng như vậy là không đủ. Nghĩ rằng có thể học thêm về Shogi sau khi tan học, nhưng khi đó sự mệt mỏi của cả một ngày dài khiến cô không thể tập trung vào môn thể thao “nhiều não” này. Cảm giác thiếu thời gian không bao giờ dừng lại.

Lúc đó, một câu lạc bộ Shogi trên mạng đang rất phổ biến tên là “Shogi Club 24”. Câu lạc bộ cho phép bạn thi đấu với nhiều cao thủ ngay tại nhà. Cô nghe từ một kỳ thủ khác rằng anh ta có thể đấu 30 trận một ngày, do đó cô cũng muốn thử sức mình với nhiều trận đấu. Tuy nhiên năng lực của cô không được cải thiện như mong đợi. Cho dù ở Hội quán hay trận đấu Online, cô cảm thấy rất khó để có thể áp dụng những điều đã học được ở trận trước sang các trận sau. Đây là thời gian khó khăn nhất với nữ kỳ thủ.

Trong Shogi, bên cạnh thi đấu, kỳ thủ sẽ đảm nhiệm luôn vai trò bình luận, giải thích nước cờ cho các trận đấu, đây cũng là một phần của hoạt động truyền bá. Thực tế phũ phàng, khi đó cô nhận thấy nhiều kỳ thủ lão luyện đã phải cắt giảm cả thời gian ngủ để có thể đảm bảo cả hoạt động Shogi và thời gian học tập, trong khi bản thân không thể đánh bại cơn buồn ngủ của chính mình. Từ việc gặp gỡ các Senpai trong hoạt động quảng bá, cô như được tiếp thêm năng lượng.

Các thành viên của nhóm nghiên cứu Shogi

Từ đó cô gái nhận ra Shogi tưởng chừng như là thể thao cá nhân, nhưng không thể học tập một mình. Cô đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, tham gia bình, thảo luận cùng các kỳ thủ khác, nghiên cứu phần mềm phân tích chiến thuật,… cô cảm thấy gánh nặng được giảm bớt.

Tuy là vậy, cái cảm giác “thiếu thời gian” vẫn cứ tiếp diễn. Càng lên hạng, thứ cần học lại nhiều thêm, và cô cảm thấy mình trở về là mình của những buổi ban đầu.

“Tôi muốn thấy nhiều cảnh tượng khác nhau trên bàn cờ”

Ở tuổi 30, cuối cùng cô đã dần làm quen được với việc cân bằng thời gian giữa các hoạt động. Kể cả việc bình luận cũng cho cô rất nhiều kiến thức về Shogi. Cô không thường mắc lỗi như trước nữa, và cảm thấy mình của hôm sau có thể tiến bộ hơn mình của hôm trước.

Những kinh nghiệm từ những buổi bình luận, những lời khuyên từ người đi trước, những chiến thuật mới học được,… không phải cái gì cũng có thể tiếp thu được ở lần đầu tiên. Nhưng chính những điều đó cho cô động lực, tiếp tục tìm tòi nghiên cứu, “để có thể thấy được nhiều cảnh tượng khác nhau trên bàn cờ, tôi phải trở nên mạnh mẽ”.

Sacchan
Xem thêm: