Tay trống thiên tài Yoyoka rời Nhật Bản năm 12 tuổi, nguyên nhân không chỉ vì muốn thử thách bản thân

Trong Top 100 người Nhật được thế giới tôn trọng có tên của Yoyoka Soma, thần đồng chơi trống, được Newsweek lựa chọn cho vào danh sách khi mới 9 tuổi.
Năm 11 tuổi, em được chọn là tay trống trẻ nhất thế giới lọt vào danh sách 500 tay trống hàng đầu trên trang web toàn cầu Drummer World, và được biểu diễn cùng các nghệ sĩ nổi tiếng.

https://news.tv-asahi.co.jp/news_economy/articles/000250174.html

Cô bé đã quyết định rời Nhật năm 12 tuổi, bên cạnh muốn thách thức bản thân còn có một lý do đặc biệt khác. Em cho biết rất ghét các bài học về âm nhạc và đạo đức ở trường học tại Nhật. Các buổi học nhạc trên trường đều yêu cầu cô bé phải chơi chính xác theo cách được dạy, em không được phép ngẫu hứng. Ngoài ra các lớp học đạo đức cũng khiến em cảm thấy ngột ngạt. Lúc đầu tưởng chừng mọi thứ thật tuyệt khi các bạn trong lớp có thể tự do nêu ý kiến, nhưng chốt lại vẫn là hướng dẫn trong giáo án có sẵn của giáo viên.

Cô bé 12 tuổi này đã chỉ ra những vấn đề cơ bản của nền giáo dục Nhật Bản.

Thần đồng Yoyoka bắt đầu chơi trống từ khi 1 tuổi rưỡi, và không ai ép buộc. Em chọn trống trong số rất nhiều nhạc cụ, hoàn toàn là sở thích của riêng em. Lúc lên tiểu học, em rất thường vẽ bậy trong sách vở, nhưng bố mẹ em không vì vậy mà trách mắng, trái lại còn khen ngợi.

Giáo dục Nhật Bản coi trọng sự hợp tác, mặc khác, có xu hướng bóp chết tính độc đáo và tính cá nhân. Có thể nói nền giáo dục Nhật Bản đào tạo ra hàng loạt người giỏi ở mức trung bình. Đến ngày nay, Nhật Bản vẫn nằm trong Top các quốc gia có nền kinh tế cao cũng nhờ chính sách giáo dục, nhưng nghĩ lại, tôi cho rằng từ đây, quốc gia này sẽ chuyển sang thời kỳ xem trọng vai trò cá nhân.

Phương châm giáo dục của Nhật Bản rất có thể sẽ sớm thay đổi.

Theo bạn, đâu sẽ là hướng đi tốt cho nền giáo dục của một quốc gia.

Kengo Abe
Xem thêm: