Sự cân bằng giữa giới tinh hoa và truyền thông, vấn đề “đọc không khí” của người Nhật?

Thế giới của người lớn, nơi mà có rất nhiều chuyện không thể nói thành lời.

Tất nhiên liên quan đến pháp lý, người ta sẽ phải cân nhắc từ ngữ hơn, nhưng cũng có những luật ngầm, những áp lực mà chỉ có thể tự hiểu bằng trải nghiệm.

Trong tiếng Nhật người ta gọi đó là “đọc không khí”. Không khí không thể nhìn thấy, thì làm sao đọc được. Đây là cách nói ẩn dụ cho việc “biết mình biết ta, thấu hiểu hoàn cảnh, vị trí, hiểu được người khác muốn mình làm gì, dù họ không nói ra”.

Đây cũng là một dạng áp lực. Vốn dĩ người Nhật nói gì cũng mơ hồ, không đi thẳng vào trọng tâm, do đó thảo luận với họ sẽ rất phiền phức, đặc biệt trong các hoàn cảnh nhạy cảm liên quan đến truyền thông hay giới tinh hoa. Khi đó, “đọc không khí” là một kỹ năng không thể thiếu.

Tôi xin được lấy ví dụ về vụ tham nhũng của một chính trị gia lớn.
Thông thường cần có thông tin rộng rãi về việc bắt giữ, nhưng với một số đối tượng, đưa ra quyết định không hề dễ dàng. Bởi lẽ kẻ bị bắt giữ lại là người nắm quyền.

 

Tất nhiên các chính trị gia khác không thể nói rằng “Đừng loan tin về vụ này”, thế nhưng họ có thể gây áp lực và điều này cũng trở thành bằng chứng của một tội ác mới.

Vì vậy cần “đọc không khí”.

Nếu truyền thông nhắm mắt làm ngơ biết đâu lại được mang ơn, đây là hình thức mà đôi bên cùng có lợi.

Quy tắc này thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt trong chiến tranh.
Khi Nhật Bản rơi vào tình hình chiến tranh khốc liệt, việc kiểm soát truyền thông càng thêm chặt chẽ, vì những người cầm quyền không muốn dân chúng biết nước Nhật đang thua cuộc. Khi đó không phải “đọc không khí” nữa mà là mệnh lệnh.

Và mặc dù thời hậu chiến, truyền thông được thả lỏng ở một mức độ nào đó, nhưng văn hoá “đọc không khí” này vẫn còn sót lại.

Nếu một vấn đề tương tự xảy ra ở Hoa Kỳ thì văn bản thông báo sẽ bị bôi đen. Chúng ta vẫn có thể biết được rằng có cái gì đó đang được che đậy. Thế nhưng ở Nhật, không có cái gì cho bạn đọc cả ngoài “không khí”, thậm chí chúng ta không thể đoán ra rằng có điều gì đó đang xảy ra.

Không riêng gì truyền thông, “đọc không khí” là quy tắc áp dụng chung cho toàn xã hội Nhật Bản. Dù là chủ nghĩa dân tộc thì đây cũng là một xã hội hoạt động để phục vụ cho lợi ích của những người nắm quyền.

Tuy nhiên chính sự tồn tại của Internet đang dần phá huỷ quy tắc này. Internet là một môi trường cho phép ẩn danh và tự do phát ngôn, rất khó kiểm soát. Khi có chuyện gì đó diễn ra trên TV thì trên Internet lại còn loạn gấp nhiều lần. Nếu một phiên toà khoan dung cho tội ác của kẻ nắm quyền, dư luận sẽ không để yên.

Nhưng dù thế nào đi nữa, sống trong xã hội Nhật Bản không thoát được văn hoá “đọc không khí”, đặc biệt trong môi trường công sở. Kỹ năng này cũng đi kèm với khả năng đọc hiểu tiếng Nhật. Do đó để sống tốt ở Nhật, bạn nên rèn luyện các kỹ năng này.

Kengo Abe
Xem thêm: