Những người Việt cô độc ở Nhật Bản cho biết họ từng nghĩ đến việc tự tử
Nhiều người nước ngoài ở Nhật có trạng thái tinh thần không ổn định do tác động từ đại dịch COVID-19.
Trong một cuộc khảo sát, 20% người được hỏi cho biết họ từng nghĩ đến việc tự tử. Các chuyên gia cho rằng những người này có xu hướng rơi vào tình trạng bị cô lập, bị ảnh hưởng bởi thực tế là họ không được ở gần người thân, gia đình khi sống ở một đất nước khác.
Câu chuyện của cô gái người Việt
Vào nửa đêm ngày 03/03, một bạn gái người Việt Nam 24 tuổi ở phường Higashinada, thành phố Kobe, tự tử trong căn phòng nhỏ. May mắn thay, cô đã được đưa đến bệnh viện kịp thời và không ảnh hưởng đến tính mạng.
Nửa ngày trước đó, người bạn nam 24 tuổi cùng chung sống với cô đã bị cảnh sát Nhật bắt vì tình nghi có hành vi trộm cắp thực phẩm chức năng ở cửa hàng thuốc tại thành phố Himeji.
Bạn nữ này đến Nhật Bản vào năm 2017, khao khát được sống ở Nhật Bản, bạn đã vay ngân hàng khoảng 800,000 Yên để nhập học tại một trường ngôn ngữ ở Osaka. Sau đó bạn tốt nghiệp và nhập học vào một trường dạy nghề ở Kobe.
Bạn đã dành toàn bộ thời gian để đi làm thêm trả nợ nên cũng không có thời gian để kết thân với bạn bè. Nhà hàng nơi làm thêm của bạn bị đóng cửa vì ảnh hưởng của Covid-19. Vì vậy bạn chỉ dành thời gian trong phòng một mình.
Mặc dù đã có thể làm thêm trở lại vào năm 2021, bạn nữ vẫn cảm thấy cô đơn và quyết định hẹn hò qua giới thiệu. Đối tượng của bạn nữ được yêu cầu hứa sẽ kết hôn sau khi bắt đầu sống chung vào tháng 1 năm nay.
Vì không có tiền nên bạn cũng không mua được vé máy bay về Việt Nam. Không chịu được sự cô đơn, trong giây phút thiếu tỉnh táo, bạn nữ đã dùng dao cắt cổ tay trái của mình. Khi thấy máu chảy tràn lan, bạn giật mình và cầm máu.
Bạn làm việc tại nhà máy sản xuất mỹ phẩm vào ban ngày và tại nhà hàng vào buổi tối. Không nhìn thấy tương lai tươi sáng nhưng buộc phải sống.
Thu nhập hàng tháng trên 130,000 Yên, hầu như không còn dư, thêm vào đó phải trả tiền thuê nhà và trả nợ. Bạn chỉ ăn một bữa tại nhà hàng, và ăn đồ ăn nhẹ khi bụng đói.
Theo các nhà điều tra, bạn trai bị bắt đến Nhật Bản với tư cách là một thực tập sinh kỹ năng vào năm 2018. Cảnh sát tỉnh đang điều tra những cáo buộc còn lại, cho rằng nghi phạm đã lặp lại hơn 100 vụ trộm cắp ở các vùng Kinki và Hokuriku sau khi bỏ trốn từ nơi làm việc ở tỉnh Okinawa.
Bạn bè không có, không thể nói chuyện với bạn người Nhật vì không giỏi tiếng, thậm chí còn không biết rõ về tính cách bạn trai của mình. Bây giờ mong muốn duy nhất lúc này của bạn nữ là ”được trở về Việt Nam càng sớm càng tốt”.
Khó nhận thông tin hỗ trợ do rào cản ngôn ngữ.
Masaru Yamashita, một giảng viên 39 tuổi tại Cao đẳng Điều dưỡng Thành phố Kobe chỉ ra rằng COVID-19 là yếu tố quan trọng làm nghiêm trọng thêm sự cô lập đối với người nước ngoài ở Nhật Bản.
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2009, Đại học Doshisha và những bên khác đã hỏi 621 người Việt Nam sống tại Nhật Bản về tình trạng tinh thần của họ.
Trong một cuộc khảo sát trên Internet, 149 người (24%) đã trả lời rằng họ từng nghĩ đến việc tự tử, hoặc cố gắng làm tổn thương bản thân theo cách nào đó.
Ngoài ra, từ câu trả lời cho các câu hỏi như mệt mỏi và mất ngủ, có tổng cộng 203 người (32,7%) có các triệu chứng trầm cảm. Khi được hỏi ”Có ai tôi có thể nói chuyện về sức khoẻ của mình không?”, 433 (69,7%) trả lời ”không”.
Giảng viên Yamashita giải thích rằng người nước ngoài không gần gũi họ hàng, và ít tương tác với cộng đồng, cũng như các mối quan hệ của con người chỉ giới hạn ở nơi làm việc và trường học.
Theo phân tích có thể kết luận ”sự lo lắng về cuộc sống đã lan rộng và số người bị cô lập gia tăng” do thu nhập giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao do COVID-19 gây ra.
Hơn nữa, việc nhận thông tin hỗ trợ gặp nhiều khó khăn do rào cản ngôn ngữ, giảng viên Yamashita chỉ ra rằng ”các nhóm quản trị và hỗ trợ cần sử dụng SNS phổ biến thông tin và hợp tác với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản để tìm kiếm những người bị cô lập”.
Liên hệ tư vấn về vấn đề tâm lý cho người nước ngoài
Yorisoi Hotline: 0120-279-338
Thời gian làm việc: 10h sáng đến 10h tối
FRESC Help Desk mới: 0120-76-2029
Thời gian làm việc: 9h sáng đến 17h chiều các ngày trong tuần
Thuý Vân