Số phận những người tị nạn Ukraine dẫn theo thú nuôi tại Nhật Bản

Hiện tại Ukraine vẫn tiếp tục trong tình trạng chiến tranh. Nhật Bản cũng đang hợp tác với quốc gia này để tiếp nhận người tị nạn, giúp họ tạm lánh khỏi chiến trường khốc liệt. Việc Nhật Bản phản ứng nhanh như vậy là bất bình thường, vì quốc gia này rất gắt gao trong vấn đề tiếp nhận người tị nạn. Tuy nhiên trong quá trình nhận tị nạn vẫn xảy ra vấn đề.
Vấn đề nằm ở thú nuôi của dân tị nạn.
Như vậy không phải là dân tị nạn không thể mang chó mèo sang Nhật, nhưng cần có chuẩn bị trước.

Đầu tiên tôi sẽ giải thích các phương pháp thông thường.

Vật nuôi muốn được tiếp nhận tị nạn ở Nhật cần phải:

1. Cài đặt vi mạch
2. Tiêm phòng dại lần đầu
3. Tiêm phòng dại lần hai
4. Xét nghiệm máu
5. Chờ 150 ngày ở quốc gia sở tại
6. Xuất trình giấy tờ tại Viện các bệnh truyền nhiễm động vật Nhật Bản
7. Thực hiện kiểm tra sức khoẻ

Để qua được tất cả các giai đoạn cần mất từ 8-10 tháng chuẩn bị. Tất nhiên những yêu cầu trên là cần thiết để đảm bảo an toàn, nhưng xét trên vị trí của người tị nạn, họ làm gì có từng ấy thời gian để chuẩn bị.

Chưa kể, nếu người tị nạn mang theo vật nuôi nhưng không đảm bảo các điều kiện trên, sự lựa chọn tiếp theo dành cho họ rất khắt nghiệt.
Một là bạn phải để thú cưng tại trạm kiểm dịch động vật để kiểm tra, với mức giá 1 đêm 3.000 Yên x 546.000 Yên.

Có nghĩa là, bạn sẽ phải để thú cưng ở một nơi lạ trong nửa năm, và trả một số tiền khổng lồ. Dân tị nạn có chừng ấy tiền sao? Nhưng vẫn còn hơn lựa chọn còn lại, đó là đem đi tiêu huỷ.

Tóm lại, nếu bạn không có chuẩn bị giấy tờ, bạn phải có tiền, không có cả hai, thú nuôi của bạn sẽ bị người ta giết.

Trên lập trường quy tắc bảo đảm an toàn, Nhật Bản không làm sai, nhưng đứng trên vị trí của dân tị nạn, đó là những quy tắc vô cùng khắc nghiệt và tàn nhẫn. Quả đúng với người Nhật, nổi tiếng dân tộc luôn làm theo luật nhưng đánh đổi bằng sự linh hoạt.

Nhật Bản đang nỗ lực để điều động Lực lượng Phòng vệ tiếp nhận người tị nạn Ukraine. Tuy nhiên, tôi cho rằng những phán đoán và quy tắc của văn phòng chính phủ vẫn chưa được xử lý.

Kengo Abe
Xem thêm: