Những căn nhà được xây dựng để không bền – Xu hướng nhà ở chỉ 30 năm tuổi ở Nhật Bản

Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, những bất động sản lâu đời sẽ càng có giá trị. Những yếu tố liên quan đến lịch sử, tính nguyên bản và sự quyến rũ mang tính chủ quan khiến giá trị của bất động sản cổ có giá trị hơn những dự án mới. Nhưng ở Nhật, câu chuyện hoàn toàn ngược lại.

Những ngôi nhà mới xây là mấu chốt của thị trường nhà ở, nơi mà việc bán bất động sản là điều gì đó rất khó khăn, và nỗi ám ảnh về việc san bằng và xây lại giống như một nét văn hoá hơn là các vấn đề về an toàn. Điều này biến những ngôi nhà chỉ 30 năm tuổi trở thành một thị trường vô giá.

Không giống như ở các quốc gia khác, nhà ở Nhật Bản mất giá nhanh chóng theo thời gian, gần như trở nên vô giá trị 20-30 năm sau khi được xây dựng. Nếu ai đó chuyển ra khỏi nhà trước khung thời gian đó, ngôi nhà được coi là không có giá trị và bị phá bỏ, do dân Nhật có tiêu chuẩn rất cao. Nguyên nhân cho việc này có thể được giải thích như sau: đầu tiên, nhiều người tin rằng những ngôi nhà cũ đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu bùng nổ về nhà ở sau Thế chiến thứ hai, do đó không được chăm chút. Thêm vào đó là các quy tắc xây dựng thường xuyên được cập nhật nhằm mục đích cải thiện khả năng chống lại động đất và mối đe dọa tiềm tàng của các thảm họa thiên nhiên khác, khiến những căn nhà cũ trở nên lỗi thời.

Ngoài ra, bởi vì mọi người tin rằng ngôi nhà của họ sẽ nhanh chóng mất giá, nên có rất ít động lực bảo trì để bán lại cho những người mua tiềm năng trong tương lai. Bởi vậy, nhiều người Nhật muốn thiết kế căn nhà của họ thật độc đáo, đồng thời chấp nhận việc căn nhà có thể sẽ không bền. Trên thực tế, Nhật Bản là nơi mà nhu cầu mua nhà được thiết kế riêng của người dân rất cao.

Trong khi xu hướng này dường như áp dụng trên toàn Nhật Bản, có những dấu hiệu nhỏ cho thấy nó có thể đang trải qua một số thay đổi. Một số chủ nhà, thay vì xây mới hoàn toàn, bắt đầu xem xét cải tạo nhà cũ bằng cách thiết kế lại sơ đồ mặt bằng, vẽ tường minh họa và mở ra không gian theo cách hiện đại hơn. Lần đầu tiên sau nhiều năm, mọi người tìm thấy giá trị của một ngôi nhà cũ.

Một phần của chuyển động thị trường đề cập ở trên chỉ là sự phản ánh những gì đang xảy ra trên khắp Nhật Bản. Tăng trưởng dân số giảm nhanh chóng, dự kiến sẽ giảm gần 40 triệu người vào năm 2065. Đất nước này cũng là quốc gia có dân số già – hơn một phần ba số người ở Nhật Bản ở độ tuổi trên 65. Những xu hướng nhân khẩu học này đang gây ra hiện tượng số lượng nhà trống trên mức trung bình, và con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 30% vào năm 2033. Đây là lý do Nhật Bản, thay vì xây dựng bất động sản mới, sẽ và phải nghĩ đến việc tái sử dụng các công trình cũ.

Mặt khác, tại các khu vực thành thị, nơi mà dân số đa phần là người trẻ, người dân có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn. Các công ty ở Tokyo xem xét những hình thức nhà ở phi truyền thống và ít mang tính chất văn hoá hơn. Từ việc chuyển đổi các tòa nhà để có mục đích sử dụng mới (như phương pháp phổ biến là lấy không gian văn phòng cũ và chuyển thành căn hộ), thiết kế các khu vực co-living, không gian và cách sống mới đang được đưa vào một xã hội vốn mang đậm tính truyền thống và bảo thủ. Những không gian chung này không chỉ cung cấp các phương tiện giá rẻ hơn mà còn tăng cường ý thức cộng đồng giữa những người không phải là thành viên trong gia đình và khuyến khích tương tác xã hội nhiều hơn.

Tuổi thọ trung bình chỉ 30 năm của các ngôi nhà ở Nhật Bản vừa là một lời nguyền vừa là một sự may mắn. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta dễ dàng bắt gặp những thiết kế độc đáo, người dân sống một cách thoải mái hơn, không bị áp lực về việc bán lại nhà ở, nhưng rất may rằng cách nghĩ “cũ là xấu” đã và đang được nhìn nhận lại.

Sacchan
Xem thêm: