Nara Dreamland: Khi “vùng đất ước” trở thành “vùng đất chết”
Nara Dreamland được xây dựng với mục đích ban đầu đúng với cái tên của nó: Vùng đất của ước mơ. Nhưng đáng buồn, ước mơ không được như kỳ vọng, hay thậm chí biến thành cơn ác mộng. Chuyện đã sai ở đâu?
Phiên bản ban đầu của Tokyo Disneyland?
Chắc không ai không biết đến Disneyland, đây không chỉ là công viên chủ đề thu hút các gia đình có trẻ con, mà cũng rất phổ biến với giới trẻ và cả người lớn.
Theo thống kê chính thức, Tokyo Disneyland có tỷ lệ hoạt động lặp lại 90% – một chỉ số mà bất kỳ khu giải trí phức hợp nào cũng lấy làm mơ ước. Lý do cho sự nổi tiếng đến vô lý này đến từ sự kết hợp trong mơ giữa sự quyến rũ của Disney và quan niệm omotenashi (nằm trong Customer Service). Thật vậy, dịch vụ khách hàng tại Disneyland Nhật Bản tốt đến mức nhiều tác giả đã quyết định viết sách về điều này.
Nhưng thực ra Disneyland chỉ là một phương án đến sau. Cơ sở đầu tiên của nó là một nhóm các điểm tham quan tại khu phức hợp Mitsukoshi, Tokyo, vận hành bởi OrientalLand, tập đoàn chính thức của Disney tại Nhật Bản. Disneyland Tokyo mà chúng ta biết ngày nay không được mở cửa cho đến năm 1983.
Khởi đầu khó khăn.
Doanh nhân Mastuo Kunizou ôm ấp giấc mơ về một Disneyland tại Nhật Bản quy mô lớn. Kunizou hợp tác với Walt Disney và hai bên đã lên kế hoạch để mang điều kỳ diệu Disneyland đến thành phố Nara.
Mọi thứ diễn ra thuận lợi cho đến khi mọi thoả thuận đổ vỡ vì tranh chấp giấy phép. Tuy nhiên theo trích dẫn của Wikipedia về lịch sử của Disneyland Tokyo, câu chuyện có vẻ phức tạp hơn. Theo đó, Walt Disney chưa bao giờ thực sự tham gia vào ý tưởng về một Disneyland tại Nhật Bản. Công ty của Matsuo sau đó đã nói với báo chí rằng phí cấp phép là lý do khiến thỏa thuận bị hủy bỏ. Công ty Disney từ chối đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào.
Bước vào Nara Dreamland
Công ty của Matsuo lúc này đang ở trong tình thế khó khăn. Họ đã thiết kế rõ ràng công viên chủ đề, mô phỏng nó theo Disneyland với ảo tưởng rằng Disney cuối cùng sẽ cấp phép đặt tên và quyền nhân vật cho họ. Không có nhà tài trợ, Matsuo Entertainment đã đổi thương hiệu công viên của mình thành Nara Dreamland và tiếp tục kế hoạch. Có thông tin cho rằng khi Kagami Toshio, người đứng đầu OrientalLand, nhìn thấy những bức ảnh chụp công viên, ông ấy đã tức giận và hét lớn “Tôi sẽ không bao giờ tin tưởng gã đó [Matsuo] nữa!”
Nara Dreamland được xây dựng trên một phần địa điểm từng là vị trí trước đây của Sư đoàn bộ binh 25 của Lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ, được chia thành 5 khu vực: Vùng đất của tương lai (mirai no kuni), Vùng đất của những cuộc phiêu lưu ( bouken no kuni), Vùng đất trong quá khứ (kako no kuni) và Main Street.
Khoảng thời gian khó khăn
Dreamland chỉ là một giấc mơ thoáng qua; mặc dù nó đã tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong 20 năm sau đó. Khi các công viên khác bắt đầu mọc lên ở các khu vực khác, Dreamland nhận thấy vị trí của bản thân đang bị cạnh tranh gay gắt. Sau khi Disney xuất hiện trên quy mô toàn diện vào năm 1983, vận may của “vùng đất trong mơ” giảm mạnh. Số lượng khách quan chỉ còn một triệu người mỗi năm, và điều kiện kinh tế khắc nghiệt đã khiến công viên rơi vào cảnh hoang tàn. Khi Tokyo Disney Sea và Universal Studios Japan mở cửa vào năm 2001, lượng khách quan của Dreamland chỉ còn 400.000 người mỗi năm.
Đoạn video này của một Youtuber Nhật Bản cho thấy hình ảnh công viên vào năm 2000. Rất ít người đến và các cơ sở đã xuống cấp rõ rệt.
Công viên chính thức đóng cửa vào ngày 31 tháng 8 năm 2006. Blogger ほぼ猫日記、時々カレー, một cư dân ở Osaka, đã ghi lại những kỷ niệm của mình về công viên trong một cuốn nhật ký viết một ngày sau khi nó đóng cửa như sau:
拙者はここには小学校の頃に1回行っただけなのですがすごく楽しかった記憶が残っております。 拙者が行った時はまだ大阪万博も開幕しておらず関西でこれほどの規模の遊園地は他になかったのでござるよ。 まさに夢の国に行くようなものでした。
Tôi chỉ đến đây một lần khi còn học tiểu học, nhưng tôi nhớ đã có rất nhiều niềm vui. Khi tôi đến đó, Hội chợ triển lãm Osaka vẫn chưa bắt đầu, và không có công viên giải trí nào khác có quy mô như vậy ở Kansai. Cứ như thể được đến một vương quốc của giấc mơ vậy.
Từ “vùng đất mơ ước” thành “bóng ma của quá khứ”
Khi công viên đóng cửa, những người chủ không buồn dọn dẹp, họ chỉ đơn giản là để lại mọi thứ và ra đi. Sau tám năm, công viên lại thu hút du khách, nhưng với một vai trò mới, một “công viên chết”.
Vào năm 2014, chương trình giải trí Nhật Bản Miyane-ya (ミヤネ屋) sản xuất một đoạn giới thiệu về Thị trấn ma trong mơ (Dreamland Ghost Town), gây ra một cơn bão trên Twitter. Đa số các bình luận đều thể hiện sự hoài niệm đối với nơi ấy. Những người khác, nhìn vào công viên giờ đây chỉ còn là tàn tích, than thở rằng sẽ không có ai bỏ tiền ra để xử lý đống lộn xộn. Theo ước tính của họ, nó sẽ tiếp tục xuống cấp trong nhiều năm tới.
Kết cục của một giấc mơ?
Vài năm trở lại đây, thành phố Nara đã giành quyền kiểm soát công viên từ các chủ sở hữu ban đầu, như một khoản thanh toán cho các khoản thuế, sau đó cố gắng mang ra bán đấu giá nhưng không ai dám thầu. Tại sao?
Các chi phí di dời liên quan đến việc xử lý 30 điểm tham quan và 75 tòa nhà, bao gồm cả một nhà để xe nhiều tầng, sẽ thuộc về nhà thầu. Thêm nữa, khu vực này được chỉ định là một khu vực phát triển đồng thời là danh lam thắng cảnh, chỉ có thể xây dựng những cơ sở như cơ sở y tế, cơ sở phúc lợi xã hội, trường học và sân thể thao trên nền đất ban đầu. Các quy định hiện hành của thành phố giới hạn chiều cao của những công trình là 10 mét.
Vào tháng 11 năm 2015, cuối cùng một nhà thầu đã xuất hiện, đó là SK Housing với mức giá đưa ra 730.000.000 Yên. Quá trình cải tạo bắt đầu vào năm 2016. Tuy nhiên, tại thời điểm đấu thầu, công ty thú nhận rằng họ không có kế hoạch để thu dọn lô đất, và không biết nên làm gì với nó.
Ít nhất cho đến hiện tại, “vùng đất chết” đã không còn là địa điểm ma ám nằm giữa khung cảnh tuyệt vời của thành phố Nara nữa. Hãy xem đó như một lời an ủi, một sự kính trọng cho công viên giải trí, nơi đã là ký ức của rất nhiều người.
Sacchan