Khảo sát cho biết 30% người lao động Nhật Bản bỏ bữa trưa để tiết kiệm tiền
Một nữ nhân viên khoảng 30 tuổi đang làm việc tại một cửa hàng tạp hoá ở Yokohama đi đến cửa hàng tiện lợi gần đó để mua bữa trưa. Cô nhìn lướt qua những hộp bento trên kệ và với tay định chọn một hộp cơm gà rán với giá 700 Yên, tuy nhiên sau cùng cô ấy thu tay lại.
Cô nói: ” Tôi phải cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm tiền. Tôi có thể chịu đựng cơn đói và chỉ ăn một chút vào bữa trưa”. Sau đó cô đã chọn cơm nắm mơ muối loại rẻ nhất với giá 100 Yên.
Kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ người lao động bỏ bữa trưa chiếm khoảng 29,5% số người khảo sát. Trong số này, 56,6% trả lời ” Tôi không ăn trưa một lần/tuần hoặc ít hơn, 28,2% trả lời ”từ 2 đến 3 lần mỗi tuần” và 15,3% còn lại trả lời ”4 lần hoặc hơn một tuần”.
Khoảng 60% người được khảo sát cho biết họ không chọn món mình muốn ăn, vì nghĩ rằng nó quá đắt.
Khi được hỏi về bữa trưa tệ nhất của họ, một người trả lời: ”Tôi chỉ ăn trứng cá tuyết muối cay”, người khác nói: ”Tôi chỉ uống nước và ăn đồ ăn nhẹ”.
Đại diện của công ty Edenred Japan cho biết: ” thực phẩm tăng cao khiến cho ngân sách của các hộ gia đình buộc phải thu hẹp, do đó nhiều người bắt đầu bỏ bữa trưa để tiết kiệm tiền”.
Như trường hợp của nữ nhân viên ở Yokohama, cô cho biết mình thường mang bento với thức ăn thừa từ tối hôm trước để tiết kiệm tiền.
Nhưng có khoảng 5 ngày mỗi tháng, khi bận rộn hoặc không còn thức ăn thừa, cô ấy thậm chí bỏ bữa trưa hoặc chỉ ăn một miếng cơm nắm. Cô ấy đặc biệt có xu hướng bỏ bữa trưa ngay trước ngày nhận lương.
Người phụ nữ này đã bắt đầu tiết kiệm và tự nấu cơm cho cả 2 vợ chồng cách đây 4 năm. Cô ấy cố gắng giữ cho chi phí ăn uống của họ trong vòng 50,000 Yên mỗi tháng.
Vào năm 2019, một ban hội thẩm thuộc Cơ quan Dịch vụ Tài chính đã công bố báo cáo với nội dung: ”Mọi người cần tiết kiệm 20 triệu Yên chi phí sinh hoạt sau khi nghỉ hưu”.
Báo cáo này đã gây ra cuộc tranh cãi rất lớn, và đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều phụ nữ bắt đầu tiết kiệm tiền.
Nữ nhân viên nói ”Cuộc sống của tôi không tồi tệ như những người đang sống gần mức nghèo khổ, nhưng tôi phải chuẩn bị cho tương lai. Giá lương thực tăng cao nên tiền mua thức ăn là thứ đầu tiên phải cắt giảm, mặc dù vậy, tôi không nghĩ việc này tốt cho sức khoẻ”.
Masahiko Ariji, giáo sư ngành Kinh tế thực phẩm của Đại học Kindai cho biết: ” Mọi người coi việc bỏ bữa trưa hoặc bữa sáng là một lựa chọn có tính khả thi, miễn là sức khoẻ của họ không bị ảnh hưởng”.
GIáo sư Masahiko Ariji cũng nói thêm rằng khi giá thực phẩm tăng cao và ngân sách gia đình phải thắt chặt, mọi người đã không còn thấy được lợi ích của việc ăn trưa khi nhìn vào ngân sách eo hẹp của họ.
Người lao động cũng có thể cảm thấy không đáng để bỏ tiền ăn trưa khi không thể ra ngoài ăn cùng những người khác do đại dịch.
Dùng bữa với người khác đáp ứng nhu cầu giao tiếp xã hội của mọi người, nhưng các công ty đã yêu cầu nhân viên ăn riêng. Những người thường xuyên ăn tối cùng gia đình có xu hướng không thích ăn trưa một mình, Ông Ariji nói.
Một nguyên nhân khác cũng bởi nhân viên văn phòng ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ suốt 8 tiếng nên có thể ăn trưa không cảm thấy ngon miệng.
Nguyên nhân từ việc giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao kể từ năm ngoái dẫn đến giá cả tăng. Kể từ năm nay, một loạt công ty thực phẩm lớn tại Nhật cũng đã ra thông báo tăng giá thực phẩm thiết yếu, chẳng hạn như nước tương, đồ đông lạnh, giăm bông, xúc xích,… Đây là lý do khiến giá bữa ăn tại các nhà hàng tăng cao.
Cuộc khảo sát cho thấy khoảng 40% cho biết họ bỏ bữa trưa là do ảnh hưởng bởi việc giá thực đơn tăng cao ở các nhà hàng, quán ăn.
Hana