Khảo sát cho thấy 70% giáo viên trung học Nhật Bản đang vượt quá làn ranh giới nguy hiểm của hiện tượng “làm việc tới chết”

Cụ thể, khảo sát này chỉ ra hơn 70% giáo viên trung học Nhật Bản làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng – ngưỡng được xem là làm việc quá sức có thể dẫn tới tử vong.

Mặt khác, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm Ryo Uchida, giáo sư thuộc Đại học Nagoya, cho ra kết quả rằng một trong ba giáo viên tiểu học báo cáo làm việc 40 giờ trở lên mỗi tuần cho biết họ đã bị quản lý và những người khác yêu cầu báo cáo thời gian làm việc thấp hơn thực tế.

Uchida nhận xét “Hệ quả của việc giáo viên làm việc thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ em. Đây là một vấn đề xã hội”.

Một cuộc khảo sát riêng biệt được thực hiện vào năm 2016 về điều kiện làm việc của giáo viên do Bộ giáo dục thực hiện cho thấy khoảng 30% giáo viên tiểu học và 60% giáo viên trung học làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng.

Trong cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện vào tháng 11 năm 2021, Uchida và các nhà nghiên cứu khác đã nhắm mục tiêu đến những người tham gia khảo sát đăng ký trực tuyến và nhận được phản hồi từ 924 giáo viên trong độ tuổi từ 20 đến 50, làm việc toàn thời gian tại các trường tiểu học và trung học công lập. Những người tham gia được hỏi về thời gian họ bắt đầu và kết thúc công việc trong một tuần cụ thể, và họ đã dành bao nhiêu giờ để làm việc về nhà, cùng với các câu hỏi khác.

Cuộc khảo sát cho thấy 74,4% giáo viên trung học làm thêm hơn 80 giờ mỗi tháng. Nhìn chung, có tổng cộng 66,9% giáo viên cho biết đã làm việc ngoài giờ từ 20 giờ trở lên trong tuần – vượt qua ranh giới xác định chết do làm việc quá sức, gọi là “karoshi” trong tiếng Nhật. Ngoài ra, 18,1% giáo viên trung học và 10,8% giáo viên tiểu học làm thêm giờ từ 40 giờ trở lên mỗi tuần. Hơn nữa, ở cả trường tiểu học và trung học, khoảng một nửa số giáo viên được khảo sát cho biết họ không có thời gian nghỉ giữa giờ.

Khảo sát cũng phát hiện ra yêu cầu từ nhân viên quản lý đối với giáo viên trong việc báo cáo thời gian làm việc. Khi được hỏi liệu họ có được yêu cầu viết lại hồ sơ công việc để có vẻ như các giáo viên đã làm thêm giờ ít hơn trong hai năm qua hay không, 16,6% người tham gia khảo sát trả lời rằng họ đã bị yêu cầu như vậy. Ngoài ra, 43% giáo viên tiểu học cho biết họ “không báo cáo chính xác” giờ làm việc cuối tuần của mình.

Trả lời cho các câu hỏi về mong muốn làm việc của giáo viên, họ cho biết thời gian làm việc càng nhiều, họ càng dễ cảm thấy lo lắng. Trong số các giáo viên đã làm thêm 40 giờ mỗi tuần trở lên, 81,9% người khẳng định điều này, cụ thể có người trả lời rằng: “Tôi lo lắng về việc liệu tôi có thể phát hiện sớm hành vi bắt nạt hay không” hay 70,1% trả lời rằng ” Tôi đến lớp mà không có sự chuẩn bị đầy đủ. ”

Uchida cho biết: “Với những hướng dẫn chặt chẽ hơn về việc quản lý thời gian làm việc, điều này dẫn tới nhiều giáo viên mang việc về nhà hơn. Họ cũng tăng số lượng nhân viên để có thể giảm thời gian làm việc, hoặc một số công việc có thể được thuê ngoài”.

Sacchan
Xem thêm: