Tôn giáo của người Nhật, mà chính người Nhật cũng không nhận ra

Tôn giáo là gì? Chúng ta ai cũng quen thuộc với khái niệm “tôn giáo” nhưng nếu phải định nghĩa, liệu chúng ta có thể trả lời chính xác câu hỏi này không?

Câu hỏi tiếp theo sẽ là tôn giáo của bạn là gì? Bạn theo Đạo Phật, Đạo Kito, Đạo Hồi,…? Nếu hỏi người Nhật câu này, họ sẽ trả lời như thế nào?

Phần lớn người Nhật sẽ nói rằng “Tôi không theo Đạo”.

Nhưng người Nhật tin vào Thần linh cơ mà? Khi có điều gì cần cầu nguyện, họ sẽ đến Đền thờ, và đám tang sẽ được tổ chức tại Chùa.

Mặc dù người dân cho rằng bản thân không theo Đạo, nhưng thực tế người Nhật cũng có tôn giáo chung. Sau đây tôi sẽ giải thích một chút về Thần đạo, nhưng thay vì xem Thần đạo là tôn giáo, phần lớn người Nhật cho rằng Thần đạo là đạo đức, phép tắc, là những điều đã thấm nhuần trong mỗi người Nhật. Họ được sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng trong niềm tin vào Thần đạo. Thần đạo ăn sâu vào máu của mỗi người, và chính họ cũng không nhận ra.

Nếu Chùa là đại diện của Phật giáo, nhà thờ là đại diện của Kito giáo thì Đền thờ là đại diện của Thần đạo. Thế nhưng chẳng ai ở Nhật xem Thần đạo là Tôn giáo cả.

Kinh Thánh ghi lại những điều răn của Kito giáo, Phật giáo có Kinh Phật, đạo Hồi có Kinh Koran. Các loại Kinh này ghi lại những suy nghĩ về cuộc đời, những lời dạy về cách sống,… nhưng điều này không tồn tại trong Thần đạo.

Tiếp theo, Phật giáo thờ Phật, Kito giáo thờ Chúa và Đức mẹ Maria, trong trường hợp Hồi giáo, dù không có hình tượng cụ thể nhưng những người theo Đạo Hồi hướng tới Thánh Allah.

Thế còn Thần đạo thì sao? Thần đạo không thờ phụng một nhân vật nào cả. Mặc dù ở Đền có Shintai, nhưng đó không phải người nào đó cụ thể mà là một tấm gương hay một thanh kiếm. Thêm nữa Shintai được bảo quản ở nơi mà không phải ai cũng nhìn thấy.

Một đặc điểm độc đáo nữa của Thần đạo đó là không có người sáng lập. Không ai biết người nào đã lập nên Thần đạo, không có Kinh ghi lại những điều rặn dạy, cũng chẳng có gì ràng buộc cả.

Chính bởi những điều này, không người Nhật nào xem Thần đạo là tôn giáo.

Thần đạo cũng tin rằng Thần có tồn tại. Tuy nhiên Thần không chỉ có một mà tồn tại ở khắp mọi nơi. Núi có Thần núi, biển có Thần biển, thậm chí trong bữa cơm hằng ngày cũng tồn tại Thần. Người Nhật có cụm từ 八百万の神 (Yaoyorozu no kami) nghĩa đen là 8 triệu vị Thần, nhưng con số 8 triệu này chỉ là tượng trưng, ý nghĩa thực sự là “vô số”.

Thần trong Thần đạo cũng không hẳn là giống với các Tôn giáo khác, chỉ đơn giản là Thần có tồn tại mà thôi. Tóm lại, bản thân chúng ta phải phán xét hành động của mình, không dựa vào Thần. Nhưng người Nhật vẫn bày tỏ lòng tôn kính với Thần, dù là ở bất kỳ nơi đâu.

Người Nhật trân quý thiên nhiên, động vật, thực phẩm,… luôn thể hiện sự tôn trọng với những người mà họ trò chuyện. Nhưng cũng bởi sự trân trọng này mà trong tiếng Nhật hình thành rất nhiều cơ chế phức tạp, gây khó khăn cho người nước ngoài tiếp cận ngôn ngữ này. Ví dụ tiếng Nhật có kính ngữ, nhưng tuỳ trường hợp mà bạn dùng tôn kính ngữ hay khiêm nhường ngữ.

Và bởi vì Thần ở khắp nơi, nên người Nhật cũng dễ dàng chấp nhận những “vị Thần” từ các Đạo khác như Đức Chúa trời hay Phật. Không có những mâu thuẫn thường xảy ra ở các Tôn giáo Độc Thần như Cơ đốc giáo, Hồi giáo hay Ấn Độ giáo.

Dù ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, nhưng không phải ngẫu nhiên mà người Nhật được đa số công nhận rằng đây là một dân tộc tinh tế và có cách cư xử rất quy củ. Chẳng phải vì họ có DNA đặc biệt, mà bởi trong tư tưởng họ lúc nào cũng thầm nhuần đạo lý Thần đạo, đến chính họ cũng chẳng nhận ra. Đạo lý đó chính là không làm phiền, biết giúp đỡ và chấp nhận kẻ khác.

Trong thế giới ngày nay, sau sự xáo trộn từ dịch bệnh, chiến tranh vẫn đang diễn ra. Một số người ích kỷ chỉ nghĩ đến cái lợi của chính mình mà mặc kệ sự khổ sở của người khác.

Tôi hy vọng rằng ngày càng nhiều người hiểu và áp dụng những suy nghĩ trong Thần đạo để có thể khiến thế giới hỗn loạn này trở nên bình yên hơn.

Giới trẻ Nhật Bản ngày nay có vẻ đang dần quên đi các cốt lõi truyền thống, và có thể lòng tốt của người Nhật mà thế giới ngưỡng mộ đang dần hao mòn, nhưng Thần đạo vẫn còn đó và vẫn hướng về một thế giới hoà bình.

Ai cũng có quyền theo đuổi niềm tin của họ. Bạn có thể yêu mến và tin tưởng vào Thần đạo, nhưng vẫn giữ vững lập trường và niềm tin Tôn giáo của riêng mình.

Để thế giới đáng sợ này trở nên tốt đẹp hơn, sao từng cá nhân không xích lại gần nhau hơn một chút?

Như một biểu tượng để truyền tải ý tưởng đó, JAPO đang bắt đầu một dự án nhóm nhạc thần tượng tại Việt Nam, với concept là Miko, những Vu nữ Đền thờ. Bên cạnh sự thanh khiết từ trang phục và các đặc trưng khác, Miko sẽ là những người truyền tải các tư tưởng Thần đạo, đem trở lại những giá trị tốt đẹp ban đầu của người Nhật.

Dự án MIKO-DOLL, vì một thế giới hoà bình. Hãy ủng hộ chúng tôi nhé !

FACEBOOK

Kengo Abe
Xem thêm: