Trận chiến hơn 100 năm của người dân Nhật Bản và “quỷ hút máu”

吸血鬼 (kyuuketsuki) – Quỷ hút máu hay ma cà rồng là sinh vật thường xuất hiện trong phim ảnh. Thường thì ma cà rồng mang tạo hình là một anh chàng lịch lãm hoặc một cô nàng quyến rũ.

Thế nhưng thực tế bao giờ cũng là một cái tát vào thế giới tưởng tượng trong mơ. Liên quan đến “quỷ hút máu” trong đời thật là sự kiện một căn bệnh lạ lây lan ở Nagano, Nhật Bản.

Chính xác hơn, không phải “quỷ hút máu”, mà là “sán hút máu”.

Sán hút máu Nhật Bản có tên khoa học là Schistosoma japonicum. Đây là một loại sán rất nguy hiểm, có thể thâm nhập vào tĩnh mạch của người và gây bệnh, thậm chí tử vong. Mầm bệnh ở sông ngòi hoặc ruộng lúa nước.

https://mag.japaaan.com/archives/172072

Các triệu chứng sau khi bị sán thâm nhập như nổi mẩn ngứa ở tay chân, sốt cao, tiêu chảy, phân có máu, đi tiểu ra máu,… Các triệu chứng này lặp đi lặp lại, vết sưng phình to, tay chân không thể cử động được nữa và cuối cùng là tử vong.

Ở nước ngoài đến tận bây giờ vẫn còn một số ca nhiễm bệnh, nhưng căn bệnh này đã hoàn toàn được loại bỏ ở Nhật Bản. Tuy nhiên quá trình chiến đấu với dịch bệch để có thể vượt qua một cách triệt để phải mất 100 năm.

Junsaku Yoshioka, một bác sĩ thời Minh Trị, đã nghiên cứu và lý giải được căn bệnh lạ bằng các kiến thức y học hiện tại. Đầu tiên ông tiến hành thu thập thông tin.

Ông phát hiện có nhiều ca nhiễm phát bệnh sau khi đi bắt đom đóm vào ban đêm, từ đó suy đoán mầm bệnh có thể từ các con sông.

Thế nhưng để hiểu nguyên nhân triệt để, cần phải khám nghiệm tử thi của các nạn nhân. Tuy nhiên thời điểm đó quy trình khám nghiệm không hề đơn giản, và cũng không có nhiều người đủ chuyên môn để hỗ trợ. Thêm nữa dù đã qua đời, chuyện xin phép người nhà mổ xẻ tử thi không hề đơn giản, và cũng không thể ép buộc.

Vào năm 1897, khi tưởng chừng như đã tuyệt vọng, một nông dân 50 tuổi chấp nhận hỗ trợ vị lương y. Người nông dân bị nhiễm bệnh, khắp người trương phình và cận kề cái chết. Người này bày tỏ mong muốn hiến xác cho vị y sĩ mổ xẻ, nghiên cứu.

Kết quả khám nghiệm cho thấy trong gan người nông dân có trứng của một loài ký sinh trùng không xác định. Loài ký sinh trùng này được đặt tên là sán Máng Nhật Bản.

Phần lớn ký sinh trùng sống trong ruột, nhưng loài ký sinh trùng lạ này lại nằm ở gan.

Vị y sĩ khi đó kết luận cần phải tiệt đường lây nhiễm của loài ký sinh trùng. Đầu tiên mầm bệnh có thể xuất phát từ nước sinh hoạt, do đó ông yêu cầu phải đun sôi tiệt trùng nước trước khi uống, thế nhưng tình hình dịch bệnh vẫn không giảm. Điều đó có nghĩa là vẫn còn nguồn lây nhiễm khác.

Ký sinh trùng này khi ở dạng ấu trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua da, sau đó khi trưởng thành thì đẻ trứng vào gan người.

Vật chủ gốc của loài ký sinh trùng này trước khi qua người là gì? Sau rất nhiều nghiên cứu, kết quả được xác định là một loại động vật có vỏ gọi là Miriya-gai. Để có thể tận diệt mầm bệnh, cần tận diệt loài động vật này.

Bệnh bùng phát vào năm 1878 và hoàn toàn được khống chế vào năm 1996, gần 100 năm thống khổ vì căn bệnh và loài người đã giành chiến thắng.

Cho dù những con “quỷ hút máu” này có trông đẹp trai, đẹp gái đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy đáng sợ.

Kengo Abe
Xem thêm: