Những màn tra tấn tàn khốc thời Edo, khiến nạn nhân không phạm tội cũng phải nhận tội

Nếu không có nhân chứng và vật chứng trực tiếp, để kết tội cần nghi phạm thú nhận tội. Tất nhiên chẳng tên tội phạm nào lại tự nhiên nhận tội cả. Khi đó việc tra tấn sẽ được thực hiện.

Trong luật Nhật Bản ngày nay, các hình thức tra tấn nghi phạm bị cấm. Nhưng ở thời Edo, hình thức này được áp dụng phổ biến, với các biện pháp vô cùng khủng khiếp, đến mức dù nghi phạm bị oan vẫn thà nhận tội còn hơn để nỗi khổ kéo dài.

Những biện pháp đó là gì? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vào các hình thức tra tấn vào thời Edo.

1. Đánh roi (むち打ち)

Phương pháp tra tấn này không chỉ tồn tại ở Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia khác. Thường thì nghi phạm sẽ bị đánh 150 roi, nhưng đa số các trường hợp nhận tội ở roi thứ 10 trở đi. Khi bị đánh quá 50 roi, nghi phạm sẽ ngất xỉu. Lúc đó người này bị tạt nước cho tỉnh lại để tiếp tục chịu đựng hình phạt.

Vì không thể giết nghi phạm nên số lượng roi tối đa được giới hạn ở con số 150, không hơn.

2. Ôm đá (いしだき)

Chỉ cần nhìn hình cũng có thể tưởng tượng ra sự khắc nghiệt của hình phạt này. Người bị trói ở thế ngồi, toàn bộ áp lực từ những tảng đá to nặng dồn vào chân.
Thế ngồi này là Seiza (正座), cơ bản chỉ cần ngồi kiểu này trong thời gian dài đã đau đớn lắm rồi, chưa kể còn bị rất nhiều tảng đá, mỗi tảng 50kg đè lên chân, đó chính là địa ngục.

3. Trói dáng tôm (えびぜめ)

Trói dáng tôm là kiểu trói sao cho phần mặt và hai chân dính lại với nhau. Bạn đừng nghĩ rằng kiểu này cũng đơn giản như tập Yoga vậy, không phải đâu.
Bị trói trong tư thế này khoảng 30 phút ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu. Những vị trí máu không lưu thông được sẽ chuyển màu đỏ tươi. Những tên quản ngục gọi trạng thái này là “tôm luộc chín”.

Khủng khiếp hơn, hình phạt này thường được thực hiện sau các hình phạt đánh roi và ôm đá đã đề cập ở trên.

Và nếu nạn nhân may mắn vẫn còn sống, đây là điều sẽ chờ họ ở phía trước.

4. Câu cá (釣責)

Nhìn hình vậy thôi chứ không đơn giản chỉ là bị buộc và treo lên cao đâu. Áp lực từ trọng lực sẽ khiến sợi dây thắt chặt vào người, gây đau đớn. Mặc dù nhìn sơ qua đây có vẻ là hình thức tra tấn nhẹ nhàng nhất, nhưng thực chất là khổ sở nhất.

Ngoài ra một số quản ngục tàn ác còn sáng tạo thêm vài biến thể để tăng thêm đau khổ cho nạn nhân. Ví dụ như đóng đinh vào cột hoặc đính nến nóng chảy.

Trải qua nỗi đau còn hơn cả địa ngục, nghi phạm thà rằng chết đi, hoặc sẵn sàng thừa nhận tội lỗi dù bản thân bị oan.

Những kẻ tra tấn tại sao lại tàn ác đến vậy? Cái ác có thể dễ dàng chiến thắng cái thiện trong tâm con người như thế nào?

Kengo Abe
Xem thêm: