Ý nghĩa lời nói của Thủ tướng trước khi bị ám sát?

Ngay khi thời đại Samurai kết thúc, nước Nhật lập tức bước vào giai đoạn hiện đại hoá. Tiếp theo đó là một kỷ nguyên đen tối của Thế chiến. Giữa hoàn cảnh hỗn loạn đó, Tsuyoshi Inukai đã trở thành Thủ tướng của Nhật Bản ở tuổi 76, vào năm 1931.

Phương châm của người này là một nền chính trị hợp hiến. Ý tưởng là thực hiện chính trị một cách chính xác theo đúng Hiến pháp và các quy tắc, thế nhưng từ khi ông nhậm chức, nền kinh tế Nhật Bản trở nên sa sút. Các quyết định chính trị đều lấy quân đội làm trung tâm, và ý tưởng về việc khôi phục kinh tế thông qua chiến tranh trở nên phổ biến.

Cứ như vậy Nhật Bản sẽ hoàn toàn bị thống trị bởi quân sự, và chính trị sẽ được thực thi không trên một hệ thống quy tắc nào cả.

Tsuyoshi Inukai không muốn mọi chuyện vượt ngoài tầm kiểm soát, ông muốn toàn thể người dân Nhật Bản nhận thức rõ hơn về thời điểm bắt đầu chiến tranh trong lúc quân đội vẫn đang thúc đẩy cuộc chiến. Ngay khi đó thì một vụ ám sát xảy ra.

Ngày 15 tháng 5 năm 1932.
Một vài người lính trẻ trên tay là súng lục, đột nhập vào nhà Inukai. Mặc dù đã bóp cò, vì lý do nào đó, súng không phát nổ.

Ngay trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc, Inukai vẫn không ngừng ám ảnh về ý tưởng chính trị hợp hiến của mình. Ông cố thuyết phục những người lính trẻ bằng lý luận “Hãy nói chuyện, chúng ta có thể hiểu nhau bằng cách nói chuyện”.

Thế nhưng trong lúc Inukai cố gắng giải thích tư tưởng lớn, một trong những người lính xông vào đánh, và bắn ông.

Mặc dù bị thương nặng, Inukai vẫn cố nói trong cơn hấp hối “Tôi muốn nói chuyện với người đã nổ súng, chỉ cần chịu nói chuyện cậu sẽ hiểu”.

Đáng tiếc chưa kịp tiếp tục câu chuyện, ông đã thiệt mạng.

Các chính trị gia khác sau sự kiện này, e ngại rằng sẽ bị thủ tiêu nến chống lại quân đội, quyết định xuôi theo con đường chiến tranh vũ trang.

Hiện tại, xu hướng chính trị đang là ngoại giao đàm phán, thông qua sự thấu hiểu lẫn nhau, cố gắng tránh những cuộc chiến tranh vô nghĩa. Đó là lý tưởng mà Inukai, người đã thiệt mạng trong lúc cố gắng diễn thuyết muốn truyền đạt.

Nếu có nhiều chính trị gia như vậy, sẽ không có nhiều thương vong đáng tiếc trên toàn thế giới.

Mặc dù ai cũng hiểu tầm quan trọng của đối thoại, nhưng thế giới vẫn luôn trong tình trạng xáo trộn. Có lẽ bản chất của con người là không chấp nhận lắng nghe.

Bạn ghét Nga, ghét Nhật, ghét Trung Quốc? Thật dễ dàng để nói lên những lời đó, nhưng tại sao chúng ta lại ôm trong mình những mối ghét bỏ lẫn nhau như vậy, liệu chúng ta đã hiểu được bao nhiêu về đối phương?

Kengo Abe
Xem thêm: