Một nửa số lượng công ty Nhật đều có “một ông chú không chịu làm việc”

Không gì tự hoàn thành nếu không có người làm.

Như người ta vẫn nói, để biết một sợi xích có chắc hay không thì phải nhìn vào mắt xích yếu nhất. Khi gia nhập một công ty, chẳng ai muốn trở thành một mắt xích yếu. Thế nhưng mặt khác, sau một thời gian dài làm việc, nhiều người cảm thấy chán nản và chỉ làm việc vừa đủ để không bị sa thải, và điều này khiến nhiều người đang làm việc chăm chỉ cảm thấy khó chịu.

Để hiểu thêm về hiện tượng này, công ty tư vấn Shikigaki đã tiến hành khảo sát trên 300 nhân viên đang làm việc tại các công ty, với câu hỏi “Trong công ty của bạn có “một nhân viên lão làng nhưng không chịu làm việc” không?

Trong trường hợp này, họ dùng từ “Ojisan” – từ tiếng Nhật với nghĩa đen là “ông chú”. Đối tượng mà Shikigaku hướng tới để đặt câu hỏi là người lao động trong độ tuổi từ 20-39, do đó “Ojisan” trong câu hỏi ám chỉ độ tuổi từ 40 trở lên.

Kết quả, 49,2 người tham gia khảo sát trả lời là có.

Câu hỏi tiếp theo: Nếu họ không làm việc, họ làm gì?
Ba câu trả lời phổ biến nhất là “Nghỉ ngơi, hút thuốc, ăn vặt”. Ít phổ biến hơn là “nhìn mơ màng vào không gian”, “nói chuyện phiếm”, “lướt Web”,…

Shikigaku muốn tìm hiểu về nguyên nhân những người này không làm việc, và hỏi suy nghĩ của các đối tượng tham gia khảo sát. Nguyên nhân phổ biến nhất là “những người này không có mong muốn làm việc”, “công ty trả lương theo thâm niên chứ không quan tâm đến hiệu suất”, “không ai tin tưởng giao việc cho họ”,…

Nhiều người cũng phàn nàn rằng công ty không có chính sách phúc lợi rõ ràng để nhân viên cố gắng hơn. Họ đề xuất có quy chế đánh giá rõ ràng, cũng như thắt chặt quy chế sa thải.

Sự tồn tại của những nhân viên như vậy ảnh hưởng như thế nào đến các nhân viên khác?

Các đánh giá đương nhiêu là không tích cực. Đa số cho rằng họ làm suy giảm tinh thần làm việc của người khác, gia tăng khối lượng công việc của những nhân viên thực sự làm việc, nhưng vẫn tạo thêm gánh nặng về chi phí lao động.

Nhưng khoan, đôi khi những đánh giá đều là chủ quan, và lý do vì chúng ta không thực sự hiểu về công việc của người kia. Bạn nghĩ sao về khảo sát này?

Sacchan
Xem thêm: