Sai lầm của vị Thần chiến hạm và nguyên nhân chính khiến nước Nhật thất bại trong trận hải chiến
Thế chiến thứ II lôi kéo rất nhiều quốc gia, trong đó chiến trường chính của đảo quốc Nhật Bản là trên biển.
Công nghệ đóng tàu của Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng kể từ cuối thời đại Samurai. Nhân vật đứng sau sự phát triển phi thường đó được gọi là “Thần chiến hạm”.
Thế nhưng trớ trêu thay, những ý tưởng đột phá của người này lại được cho là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của Nhật Bản.
Bạn có muốn nghe câu chuyện về sự thất bại của Thần không?
Trước hết, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng Nhật Bản vốn dĩ không có tư cách cạnh trạnh với Hoa Kỳ. Về GNP, Nhật Bảng chỉ bằng khoảng 9% so với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một quốc gia áp đảo về mọi mặt. Thế nhưng tại sao nước này lại cảm nhận được mối đe doạ từ Nhật Bản?
Đó là vì công nghệ đóng tàu của Nhật Bản là một trong những công nghệ tốt nhất tại thời điểm đó.
Thêm nữa, có ý kiến cho rằng Nhật Bản thất bại là bởi chỉ chuyên tâm chế tạo thiết giáp hạm khổng lồ mà coi thường máy bay chiến đấu. Thực tế không phải vậy.
Chiếc tàu sân bay trong ảnh bên dưới được gọi là Houshou, là chiếc tàu được chế tạo với mục đích trở thành tàu sân bay đầu tiên trên thế giới.
Chiếc tàu này cho thấy người Nhật ý thức rất rõ về tính hữu dụng của máy bay chiến đấu.
Thêm nữa khi đó sự cạnh tranh trong việc đóng thiết giáp hạm của Nhật Bản với các quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Pháp, là những quốc gia chiến thắng trong Thế chiến I đang rất gay gắt. Vào năm 1922, quy mô sở hữu thiết giáp hạm bị hạn chế với mỗi quốc gia.
Nhật Bản chỉ có thể sở hữu khoảng 60% so với các quốc gia Hoa Kỳ hay Vương quốc Anh.
Nếu không thể sở hữu số lượng lớn thiết giáp hạm, người Nhật chỉ có thể chuẩn bị các tàu tuần dương nhỏ hơn và nhanh hơn, cũng như các tàu chiến nhỏ.
Nhưng đối với vị thần chiến hạm, hạn chế này hoàn toàn vô nghĩa.
Ông đã tạo ra một loại tàu chiến loại nhỏ có tên Yubari, được hoàn thành vào năm 1923.
Con tàu 3100 tấn này, được thiết kế một cách kỳ diệu, để có năng lực chiến đấu ngang bằng với chiến hạm 5500 tấn.
Thế giới phải kinh hoàng khi Yubari được công bố và Mamoru Hiraga, Thần chiến hạm, người đã thiết kế Yubari, là kiến trúc sư hải quân lỗi lạc toàn cầu.
Kể cả khi những quy định về tàu chiến dành cho Nhật Bản có nghiêm ngặt hơn thì với Hiraga và những con tàu kích thước nhỏ nhưng có tính cơ động cao của ông, tiềm lực quân sự trên biển của quốc gia sẽ không bị kiềm kẹp.
Thế nhưng có một cạm bẫy trong thiết kế của vị Thần này. Đó là nó rất dễ bị ngư lôi tấn công.
Khi một con tàu bị ngư lôi tấn công, nó sẽ bị lủng lỗ, ngập nước và chìm. Thế nhưng tàu thông thường được thiết kế để có thể chịu được một lượng nước tràn vào nhất định.
Bây giờ hãy nhìn vào thiết kế để thấy cái sai của Thần.
Bản thiết kế ở trên cùng là của Hiraga, bản ở giữa là của người Mỹ, cái dưới cùng là của người Anh. Từ đây chúng ta hãy cùng xem về sự khác biệt.
Phong cách của Hiraga là làm một bức tường ngăn dọc từ mũi tàu đến đuôi tàu. Các tàu hạng nhẹ bị biến dạng do lực của sóng trong quá trình hoạt động. Vì lý do này mà ông thêm các vách ngăn thẳng đứng để giảm trọng lượng. Mặc dù rất hợp lý nhưng đó là nhược điểm chí mạng đối với tàu chiến.
Ngư lôi thường tấn công tàu từ bên hông. Nếu đánh trúng và tạo thành lỗ thủng, nước sẽ tràn vào từ đó. Nhưng do vách ngăn thẳng đứng, nước chỉ vào được từ một phía nên tàu bị mất thăng bằng. Với trường hợp tàu của Anh và Mỹ, bị ngư lôi tấn công sẽ không thể hoạt động được nữa, nhưng sẽ không chìm. Nhưng trong trường hợp tàu Nhật Bản, tàu bị mất thăng bằng sẽ lật, và kết cục là chìm.
Khi kiểm chứng bằng công nghệ hiện tại, người ta thấy rằng không có nhiều sự khác biệt về cường độ khi vách ngăn đứng được lắp vào.
Đây là phần duy nhất mà Hiraga, vị Thần chiến hạm mắc sai lầm. Và cũng vì thế mà các tàu của Nhật lần lượt bị đánh chìm.
Điều đó cũng được phản ánh trong các con số.
So sánh số lượng tàu chiến nhỏ được gọi là tàu khu trục hạng nhất, bị đánh chìm, Nhật Bản bị đánh chìm 128 chiếc, trong khi thiệt hại của Mỹ chỉ có 71 chiếc.
Khi không còn đủ tàu chiến nữa, Yamato, chiến hạm lớn nhất thế giới, đã xuất hiện.
Yamato bao gồm các thiết giáp hạm hiện có, có nhiệm vụ chính là tấn công đơn phương từ bên ngoài tầm hoạt động của thiết giáp hạm đối phương, nhưng do số lượng tàu vây quanh và bảo vệ Yamato không đủ nên không thể phát huy tối đa sức mạnh và bị đánh chìm.
Tất nhiên chuyện của quá khứ không thể được đảo ngược chỉ bằng câu “giá mà”, thế nhưng tôi cho rằng nếu vị Thần này thấy được sai lầm của bản thân, Nhật Bản đã không phải thua đau như vậy.
Kengo Abe