Vì sao ở Sapporo không có chuyện “nhường ghế” trên phương tiện công cộng

Trong khi ở vùng Kanto, tất cả mọi người đều có thể sử dụng khu vực “ghế ưu tiên”, nhưng ở Sapporo, khu vực này được xem là chỉ được thiết kế cho một nhóm người nhất định, và thường những người không nằm trong nhóm đó sẽ chừa trống khu vực này, do đó, nó không được gọi là khu vực “ưu tiên” (優先席) mà là khu vực “chuyên dụng” (専用席).

Theo khảo sát của Giáo sư Katsunori Suzuki thuộc Đại học Hokusei Gakuen, 93,4% chỗ ngồi ưu tiên ở Sapporo được sử dụng bởi những người thuộc nhóm được chỉ định. Trong khi ở Kanto, con số này chỉ là 19,9%.

Thêm nữa, tỷ lệ chừa trống khu vực ghế ưu tiên ở Sapporo là 55,4% trong khi ở vùng Kanto là 22,1%. Ở Sapporo, khu vực này được chừa trống kể cả khi tàu đông đúc.

Cuộc khảo sát được thực hiện trực quan từ năm 2016 đến năm 2017 trên ba tuyến tàu điện ngầm của thành phố Sapporo và ba tuyến tàu điện ngầm chính của vùng Kanto. Nhóm đối tượng hướng tới khi xây dựng khu vực ghế ưu tiên trên các tuyến đường đều là người già, người tàn tật, gia đình có trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai.

Những chuyến tàu điện ngầm ở Sapporo đã thử nghiệm khu vực chỗ ngồi ưu tiên vào năm 1974, sau khi chính thức khai trương ga tàu. Khi đó một số người cao tuổi đã đưa ra ý kiến rằng “Dù thuộc nhóm đối tượng nhưng hiếm khi ngồi vào đó”, do đó vào năm 1975, khu vực này không còn là “ưu tiên” nữa mà trở thành “chuyên dụng”.

Giáo sư Suzuki tin rằng việc xây dựng quy tắc ngay sau khi áp dụng đã dẫn đến sự thâm nhập trong tư tưởng của người dân về mặt lâu dài. Một người đàn ông 82 tuổi đến từ thành phố Ebetsu, Hokkaido, thường sử dụng khu vực ghế chuyên dụng này sau khi bị bệnh cách đây vài năm, cho biết “Tôi rất biết ơn vì luôn có sẵn ghế và tôi có thể ngồi ngay lập tức khi lên tàu”.

Thế nhưng ở một góc nhìn khác, những chuyến tàu ở Sapporo cũng hy vọng người dân có thể sử dụng khu vực ghế chuyên dụng này khi tàu đông đúc, để tận dụng hiệu quả không gian trên xe, dù là người khoẻ mạnh. JR Hokkaido Bus khuyến nghị sử dụng ghế ưu tiên khi có ghế trống nhằm “ngăn ngừa tai nạn ở trong xe”.

Những nỗ lực và khó khăn liên quan đến các trường hợp tranh cãi về khu vực ghế ngồi ưu tiên

Các công ty đường sắt đã thực hiện rất nhiều biện pháp để nhóm người trong đối tượng ưu tiên sử dụng phương tiện dễ dàng hơn. Tại tàu điện ngầm thành phố Yokohama và đường sắt Hankyu (thành phố Osaka), tất cả các ghế đều được coi là ghế ưu tiên, và rất nhiều nỗ lực đưa ra để khuyến khích các hành khách nhường ghế. Những nỗ lực này được thực hiện trong khoảng 10 năm. Sau đó, các loại “ghế ưu tiên” và “ghế Yuzuriai (nhường nhịn, thoả hiệp)” cụ thể đã được lắp đặt.

Bên cạnh đó, trên những chuyến tàu điện ngầm thành phố Sapporo, có trường hợp những người, dù trong nhóm đối tượng hỗ trợ nhưng không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, chẳng hạn như phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ đã bị đổ lỗi vì ngồi vào khu ghế chuyên dụng, dù họ đã mang trên người “dấu hiệu trợ giúp” (help mark).

 

Sacchan
Xem thêm: