“Còn sống à?”, “Biết nói tiếng Anh à”, “Giàu nhỉ?”,… Những định kiến mà du học sinh về nước Nhật Bản phải chịu

Ngoài tiếng Nhật là tiếng mẹ đẻ, Shota Ishida (hiện tại là sinh viên năm hai đại học) còn biết nói tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Do công việc của cha mẹ, cậu phải đi đi về về giữa Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản từ khi còn bé. Đến năm đầu tiên trung học, cậu đã sống tổng cộng 12 năm ở nhiều nước khác nhau trước khi ổn định.

Thế nhưng khi Ishida về nước, cậu lại gặp phải những “rào cản” ngay tại quốc gia mẹ đẻ của mình.
Tình hình là ngoài các môn ngoại ngữ đạt điểm cao nhất lớp, Ishida luôn bị điểm kém trong các môn đọc hiểu tiếng Nhật.

Không chỉ có thế, khi Ishida thể hiện sự tích cực trong giờ tiếng Anh, đương nhiên rồi vì đó là môn học yêu thích của cậu, bạn cùng lớp sẽ tỏ thái độ hằn học “Đừng có mà lên mặt”. Thêm nữa khi tham gia câu lạc bộ bóng đá, do giá trị quan và góc nhìn có sự khác biệt mà Ishida đã bị buộc rời khỏi.

Thêm nữa, thói quen thêm từ tiếng Anh vào cuối câu khiến cậu bị giễu cợt bằng cụm từ “Eigo Ikiri” (giống cách nhạo những bạn thích chen tiếng Anh vào tiếng Việt ấy). Ishida chỉ có thể thân thiết với giáo viên, cho biết “Suốt thời cấp 3 tôi có xu hướng nhốt mình trong phòng. Vì sống ở nước ngoài, vì là du học sinh trở về, tôi hoàn toàn bị phủ nhận”.

Từ năm 2, Ishida quyết định chuyển trường, một ngôi trường dành riêng cho du học sinh hồi hương. Sau khi vào đại học, cậu đã chủ động tạo một cộng đồng những du học sinh Nhật Bản để họ có nơi để thuộc về.

“Suy cho cùng, Nhật Bản là một xã hội đặc biệt, vì vậy bạn phải sống trong tập thể, như kiểu cùng nhau đi vệ sinh vậy. Đối với tôi, một người được đào tạo ở nước ngoài, tôi có tính độc lập và sống cá nhân hơn. Tôi nghĩ cá tính cũng rất quan trọng”.

Những con người không mang hình ảnh “mọi người”

Anh A (30 tuổi) sống ở Mỹ đến năm 8 tuổi, đã từng phải vừa sống vừa chịu đựng định kiến “người nước ngoài về nước”. Trong trường hợp anh A, anh đi học ở trường Nhật tại Mỹ nên không rành tiếng Anh.

Mẹ của một người bạn của tôi khi biết tôi không nói được tiếng Anh đã cảm thán rằng “Nhật kiều vậy thì thất bại nhỉ”.

Tôi cố gắng học hành chăm chỉ vì cảm thấy bản thân không đáp ứng được kỳ vọng của người khác, và đã quyết định vào khoa quốc tế ở đại học. Thế nhưng cũng bởi vậy mà sự tồn tại của tôi lại quá nổi bật so với xung quanh. Tôi bị xa cách vì khác so với tiêu chuẩn về “Người Nhật thuần tuý”.

Càng cá tính càng dễ bị bắt nạt trong xã hội Nhật Bản

Ở Nhật Bản có rất nhiều người với hội chứng “Eigo Konpuresskusu” (mặc cảm về tiếng Anh của mình), ngoài ra cũng có một dạng “văn hoá biến dị” dị ứng với những người học tốt. Phóng viên tự do Misato Ugaki tán thành ý kiến này, cho biết “Khi còn học trung học, tôi bị gọi là ガリ勉 (gari-ben). Nhưng khi lên cấp 3 và vào trường mà ai cũng nghiêm túc học, kể cả khi tôi mở sách giáo khoa vào ngày nghỉ cũng không bị cười cợt. Tôi cảm thấy cuối cùng cũng thở được rồi”.

Pakkun đến từ Mỹ cho biết “Tuy có rất nhiều điều hay ho trong trường học Nhật Bản, tôi ghét hiện tượng bắt nạt trong môi trường này. Không riêng gì những du học sinh về nước, những bạn cao ráo, xinh đẹp, cha mẹ giàu có,… đều là lý do để họ bị bắt nạt. Xã hội Nhật Bản có đặc điểm biến những con người nổi bật, có cá tính thành mục tiêu bắt nạt”.

Sacchan
Xem thêm: