Một con rắn khiến 10,000 nhà ở Fukushima mất điện, câu chuyện thật “hebi”…

Trong cái nắng gay gắt của mùa hè, điều hoà không khí đang là cứu cánh của nhiều hộ gia đình Nhật Bản. Do đó mất điện là sự cố vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe doạ đến mạng người. Do đó có thể tưởng tượng tình trạng hỗn loạn như thế nào khi có khoảng 10,000 hộ gia đình ở Fukushima bị mất điện. Vụ việc xảy ra vào ngày 29 tháng 6 trên diện rộng.

Trong những trường hợp như vậy, đa số nguyên nhân do quá tải trạm điện, nhưng thực tế, hệ thống vẫn hoạt động tốt đến khoảng 2 giờ 10 phút chiều. Tohoku Electric Power phát hiện sự cố tại một trạm biến áp trong thành phố, và nguyên nhân là một con rắn đã cháy thành than. 6 xe cứu hoả đã được điều động đến hiện trường.

Theo Tohoku Electric Power, con rắn có lẽ đang tìm một chỗ trú nắng, nhưng lại tìm nhầm chỗ. Nó trườn vào trạm biến áp và tiếp xúc với dây điện. Điều này gây ra sự cố kích hoạt hệ thống tự động tắt máy để đảm bảo an toàn.

May mắn thay, sự cố chỉ kéo dài 01 tiếng, nhưng trong thời tiết khắc nghiệt như thế này, không tránh khỏi nhiều người phàn nàn. Không chỉ người dân mà doanh nghiệp địa phương cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người đồng cảm với con rắn, đồng thời phê bình sở điện lực vì không theo dõi hệ thống tốt hơn.

– Wow, cúp điện vào 2 giờ chiều, tệ thật.
– Con rắn tội nghiệp, tôi sinh ra vào năm con rắn và cảm thấy sự việc này thật buồn.
– Nếu hệ thống bị sét đánh hay gì thì tôi còn hiểu được, nhưng rắn? …
– Có giả thuyết rằng nhóm tội phạm nào đó đã dùng con rắn để gây mất điện.
– R.I.P rắn
– Tôi thà mất điện 1 giờ còn hơn bị rắn vào nhà.
– Tội nghiệp con rắn, công ty nên xin lỗi và bồi thường cho gia đình của nó.

Những bình luận đậm chất “xỉa xói” này còn vô cùng sáng tạo khi chơi chữ, gọi đây là “Hebi story”. Hebi (con rắn trong tiếng Nhật) phát âm giống với từ “nặng” (heavy), dịch là “câu chuyện nặng nề”.

Thật ra đây không phải lần đầu thủ phạm gây hại cho cơ sở hạ tầng ở Nhật là động vật. Trước kia chúng ta có những chuyện thật như đùa, như phân chim ảnh hưởng đến đèn giao thông, hay chó tè vào trụ điện gây sập trụ. Hy vọng những biện pháp đối phó an toàn và triệt để hơn sẽ được thực hiện để tránh những “câu chuyện nặng nề” như thế này tái diễn trong tương lai.

 

Sacchan
Xem thêm: