Các hiệu sách ở Nhật xếp sách theo thứ tự như thế nào? Đẹp mắt nhưng không tiện lợi

Tại hầu hết các tiệm sách, sách được phân loại dựa trên loại sách hoặc tên sách theo thứ tự bảng chữ cái. Thế nhưng tại Seiwado có một cách sắp xếp độc đáo.

Thứ tự bảng chữ cái trong tiếng Nhật được gọi là Gojuonjun. Gojuonjun là một chuỗi gồm 50 âm tiết tạo thành nền tảng của bộ từ vựng tiếng Nhật.

Từ đó bạn có thể suy ra rằng hiệu sách Nhật Bản không xếp tên các đầu sách theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C,…Mà thực ra, nếu bạn cố tìm tên sách theo thứ tự AIUEO như cách bạn vẫn học nguyên âm tiếng Nhật, bạn cũng chẳng tìm ra sách. Vì phần lớn các hiệu sách ở Nhật không xếp sách theo tên sách, hay tên tác giả, mà theo nhà xuất bản.

Ví dụ bạn muốn tìm một cuốn tiểu thuyết của tác giả A, bạn cần biết sách này do bên nào xuất bản. Tìm đúng khu vực nhà xuất bản, sau đó bạn mới dò đến loại sách, rồi tên tác giả.

Cách sắp xếp này không thực sự thuận tiện cho khách hàng. Vì bên cạnh ghi nhớ tên sách, tên tác giả, bạn còn phải nhớ cả tên của nhà xuất bản nữa. Và nếu bạn yêu thích một tác giả, muốn tìm mua sách của tác giả đó, nhưng trớ trêu thay, sách của tác giả này lại được xuất bản bởi nhiều nhà xuất bản khác nhau, chắc bạn phải đi cả hiệu sách mới mua đủ bộ sách của tác giả yêu thích.

Để thay đổi sự bất tiện này, nhà sách Seiwado đã tìm ra một giải pháp.

Tài khoản Twitter của Seiwado cho biết “Sách ở đây được xếp theo tên tác giả (bảng chữ cái AIUEO).

Seiwado là một cửa hàng sách trong khu phố độc lập ở phường Tsurumi Osaka, hoạt động từ năm 1970. Vào năm 2017, chủ sở hữu thế hệ thứ 2 Noriko Konishi và con trai cô là Yasuhiro quyết định thay đổi cách phân loại sách thông thường, thế nhưng phải đến gần đây khi bài Tweet này được đăng tải thì sự thay đổi này mới nhận được nhiều chú ý.

Sở dĩ phần lớn hiệu sách ở Nhật phân loại sách theo nhà xuất bản là bởi các nhà xuất bản Nhật Bản có tiêu chuẩn thống nhất cho từng loại sách, như kích thước trang tiêu chuẩn và mẫu bìa thiết kế. Sắp xếp sách theo nhà xuất bản giúp từng kệ sách được ngăn nắp, đều tăm tắp vô cùng đẹp mắt. Cách này cũng khiến các nhà xuất bản lớn tạo dựng được lượng người xem yêu thích riêng. Dễ hiểu khi ở thư viện Nhật, sách vẫn được xếp theo tên tác giả thay vì tên nhà xuất bản, cũng bởi yếu tố liên quan đến kinh tế này.

Thế nhưng Seiwado không đánh giá cao tính thẩm mỹ của việc xếp sách theo nhà xuất bản, chủ tiệm Konishi cho rằng như vậy là không vui mắt. Do đó cô đã thay đổi cách phân loại sao cho tiện lợi hơn cho khách hàng.

Trong phần bình luận dưới bài Tweet, nhiều người hy vọng quy chuẩn phân loại này được phổ biến rộng rãi, cho thấy nhiều người cũng cảm thấy bất tiện với cách sắp xếp truyền thống.

Konishi cũng chỉ ra rằng không phải tất cả sách ở đây đều phân loại theo tên tác giả. Một số light novel cũng như tiểu thuyết lịch sử vẫn xếp theo nhà xuất bản, bởi lẽ đây là các dòng sách có lượng Fan phụ thuộc vào nhà xuất bản, và xếp như vậy dễ cho Fan tìm kiếm hơn.

Sacchan
Xem thêm: