Tại sao UNIQLO trong bối cảnh đồng Yên giảm giá vẫn kinh doanh tốt?

Một nỗi kinh hoàng khác bên cạnh dịch COVID-19 ở Nhật Bản là sự mất giá của đồng Yên. Hiện tại, giá thị trường đang dao động trong khoảng 136-137 Yên/đô la, có ý kiến cho rằng giá trị của đồng Yên đã giảm xuống, tận 160 Yên.

Mất giá đồng yên dẫn tới hệ luỵ gì?

Việc nhập các hàng hoá từ nước ngoài vào Nhật trở nên đắt đỏ. Đây là một yếu điểm lớn. Ví dụ, một sản phẩm có giá 100 USD, lẽ ra chỉ có giá 11,000 Yên nhưng lại có giá 16,000 Yên.

Nhật Bản là quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, khi mà giá vốn đã tăng, tất cả các sản phẩm đều bị tăng giá, trong khi lương lại giảm.

Nhưng việc đồng Yên mất giá cũng có một số lợi ích. Hàng Nhật xuất khẩu, cũng như chi phí du lịch Nhật Bản cho người nước ngoài sẽ rẻ hơn, do đó dự kiến sẽ có làn sóng khách du lịch nước ngoài đến Nhật, khôi phục ngành du lịch điêu đứng vì dịch bệnh trong những năm vừa qua. Đáng tiếc gần đây COVID-19 lại có khả năng lan rộng trở lại, hạn chế nhập cảnh trở nên nghiêm ngặt, và cũng không có nhiều nơi có thể tự do di chuyển.

Trong bối cảnh đó lại có một doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh rất tốt, đó là UNIQLO.

UNIQLO là doanh nghiệp Nhật Bản nổi tiếng thế giới trong ngành sản xuất may mặc, hầu hết hàng UNIQLO đều được sản xuất ở nước ngoài, do đó chi phí sản xuất tăng đáng kể, và lẽ ra sụt giảm doanh số bán hàng trong bối cảnh kinh tế suy thoái là chuyện đương nhiên.

Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại, lợi nhuận hàng quý tăng 57,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 237,836 triệu Yên, cho thấy doanh thu vẫn đang tăng.

Kết quả này có thể nhờ doanh số bán hàng ở nước ngoài. Hiện tại UNIQLO có 888 cửa hàng ở Trung Quốc. Nhưng, vấn đề là những cửa hàng này cũng không có lãi. Không chỉ thế doanh số bán hàng tại Trung Quốc cũng giảm đáng kể do dịch COVID-19.

Những cửa hàng ở các quốc gia khác, cụ thể khoảng 500 cửa hàng ở châu Á (trừ Trung Quốc), khoảng 60 cửa hàng ở Hoa Kỳ và Canada, và 70 cửa hàng ở Châu Âu vẫn đang tăng trưởng tốt. Nhìn vào tỷ lệ bán hàng tổng thể, khoảng 39,5% từ Nhật Bản và 43,6% ở nước ngoài.

Nhưng câu chuyện ở đây không phải chỉ nằm ở sự phát triển của UNIQLO ở nước ngoài.

Có thể nhiều người không biết về chiến thuật này, nhưng thành công của UNIQLO cũng giống như Game STREET FIGHTER 2 của CAPCOM vậy.

 

Trò chơi này vô cùng thuần tuý, rõ ràng, bạn đến thách thức các đối thủ mạnh ở từng khu vực trên thế giới và giành chiến thắng. Tôi cũng chơi trò này khá nhiều khi học trung học. Trở về với chiến lược của UNIQLO, đó là trở thành số 1 ở mỗi khu vực.

Có rất nhiều công ty may mặc trên thế giới, và về cơ bản, hầu hết các cửa hàng dù ở các khu vực khác nhau, đều tuân theo chiến lược quản lý thương hiệu của trụ sở chính. Nhưng với UNIQLO, họ phân phối chiến lược thương hiệu theo từng khu vực.

Nói thì dễ, nhưng rất khó để làm vậy mà không phá huỷ hình ảnh tổng thể của UNIQLO.

Thêm nữa là tỷ lệ chi phí quản lý bán hàng thấp.
Chi phí quản lý bán hàng là 50% đối với các công ty may mặc nói chung và chỉ 37% đối với UNIQLO. Chi phí trên một đơn sản phẩm thấp cũng đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận cao.

UNIQLO đang tăng số lượng sản phẩm được quản lý chung từ lập kế hoạch, sản xuất và bán hàng. HEATTECH và AIRism là những sản phẩm độc đáo như vậy.

Kết quả của những nỗ lực này là những nhân viên bán thời gian được tăng 3% mức lương theo giờ ngay cả trong bối cảnh COVID-19, và theo kế hoạch sẽ tăng từ 10-30% trong mùa thu này. Nhân viên làm việc thoải mái, đồng nghĩa với mức độ hài lòng về dịch vụ của khách hàng được cải thiện.

Không phải cứ kinh tế trong nước kém chỉ cần cho hàng ra nước ngoài là bán được hàng Nhật, mà vì UNIQLO có lượng người tiêu dùng địa phương theo từng khu vực ổn định. Chỉ cần trở thành No.1 ở từng khu vực, doanh nghiệp sẽ mạnh về tổng thể, đó là nguyên tắc của UNIQLO.

Kengo Abe
Xem thêm: