Workshop Online, nơi nạn nhân ngược đãi trẻ em ở Nhật Bản trải lòng

Nạn nhân của hành vi lạm dụng trẻ em, sau khi trưởng thành nhìn lại, đã có thể trải lòng về những ngày tháng bị ngược đãi trong một hội nghị trực tuyến gần đây do Abuse Dialogue tổ chức.

Abuse Dialogue được phát động bởi một cặp nhân viên phúc lợi xã hội vào tháng 6 năm 2020, nhằm tạo ra một nơi để “các nạn nhân từng bị lạm dụng và những người quan tâm đến vấn đề ngược đãi trẻ em được mở lòng, đồng thời cùng thảo luận về giải pháp”. Abuse Dialogue tổ chức Workshop 2 lần trong tháng thông qua hệ thống hội nghị trực tuyến.

Hội thảo gần nhất nhằm kỷ niệm 2 năm thành lập Abuse Dialogue có sự tham gia của 3 nạn nhân tệ nạn ngược đãi trẻ em. Một trong số đó hiện đang là sinh viên y khoa, đã từng bị chính cha ruột ngược đãi về cả thế xác và tinh thần khi còn bé.

“Tôi thực sự đã từng nghĩ rằng bản thân không có gì tốt đẹp. Hiện tại tôi vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức tồi tệ trong khoảng thời gian ấy”.

Họ cũng chia sẻ về ước mơ trở thành bác sĩ tư vấn tâm lý cho trẻ, áp dụng những trải nghiệm cá nhân để giúp đỡ những người đồng hoàn cảnh.

“Thông qua chữa trị cho những trẻ em khác, tôi cũng muốn hồi tưởng lại quá khứ của chính mình để tự cứu rỗi bản thân, vì tôi không thể cứ mãi ở trong quá khứ”.

Cả ba người tham gia hội nghị đều đồng ý chia sẻ về những trải nghiệm của chính mình, chấp nhận đối diện với vấn đề. Họ đều nói rằng “Tôi đã từng xấu hổ vì sự tồn tại của bản thân, do đó tôi không thể nói chuyện về việc mình bị lạm dụng như thế nào cho đến năm 20 tuổi”. Một trong những người tham gia cho biết “Bằng cách nói cho mọi người biết rằng tôi bị lạm dụng, tôi cuối cùng đã có thể chấp nhận việc mình đã bị lạm dụng”.

Isomura bình luận thêm rằng “Những người sống sót qua việc bị ngược đãi sẽ có thời gian khó khăn ngay cả sau khi đã trưởng thành, như không thể xây dựng tốt các mối quan hệ, hay có các vấn đề tâm thần. Chúng tôi muốn tiếp tục những buổi Workshop như thế này, để mọi người có thể mở lòng về những điều họ không thể nói với những người xung quanh, và xoa dịu quá khứ sóng gió của họ”.

Lịch trình các buổi hội thảo và những thông tin khác của Abuse Dialogue được đăng trên tài khoản Twitter @AbuseDialogue (bằng tiếng Nhật).

Sacchan
Xem thêm: