Trong bối cảnh ngành công nghiệp máy ảnh kỹ thuật số đầy biến đổi, điều gì sẽ xảy ra với các nhà sản xuất máy ảnh Nhật Bản?

Một trong những vật dụng bạn không nên quên khi đi du lịch là máy ảnh. Trước kia chúng ta dùng máy ảnh phim, sau đó chuyển sang máy ảnh kỹ thuật số, giúp bạn xem ngay lập tức những bức ảnh vừa chụp được. Tuy nhiên do sự phát triển vượt bậc của smartphone với chức năng chụp ảnh vô cùng tiện lợi, nhiều người chỉ cần một chiếc điện thoại là đủ.

Trong bối cảnh mà ngày càng nhiều người không cảm thấy độ cần thiết của máy ảnh như trước, những doanh nghiệp sản xuất máy ảnh lớn của Nhật Bản sẽ ra sao? Có thể kể ra đây một số cái tên mà hẳn nhiều bạn sẽ quen thuộc như Canon, Nikon, ngoài ra còn có những công ty được Sony mua lại như Konica Minolta, Olympus,…
Panasonic, công ty phát triển thương hiệu LUMIX cũng có sản phẩm máy ảnh, tất nhiên không thể bỏ qua Fuji Film, vốn là nhà sản xuất phim.

Nhắc đến Camera người ta liên tưởng đến Nhật Bản, nhưng khi các tính năng Smartphone ngày càng cải tiến, nhu cầu với máy ảnh cũng có sự thay đổi lớn. So với thời kỳ đỉnh cao của máy ảnh kỹ thuật số loại nhỏ, quy mô thị trường hiện tại chỉ còn lại 3%.

Panasonic và Nikon đã chấm dứt việc sản xuất máy ảnh kỹ thuật số nhỏ và hiện đang chuyển sang máy ảnh không gương lật chuyên nghiệp giá cao.

Hiện nay, máy ảnh dành cho dân chuyên nghiệp đang trong thời kỳ quá độ, chuyển từ máy ảnh phản xạ ống kính đơn sang máy ảnh không gương lật.

Do nhu cầu thay mới máy ảnh cũng rất nhiều nên tôi nghĩ sản phẩm này bán được. Năm ngoái, cá nhân tôi cũng đã mua Canon R5 ba ống kính.

Mặc dù giá không đến nỗi cao, do khan hiếm hàng hoá nên cũng khó mua được, nhưng một khi sở hữu một chiếc máy ảnh như vậy, bạn sẽ dùng được rất lâu, vì vậy cũng không có nhu cầu thay thế. Khi đó cuộc chiến sống còn chỉ còn diễn ra giữa các hãng máy ảnh mà thôi.

Về phía người dùng, một khi đã chọn một thương hiệu, bạn chỉ có thể mua Len cũng như các phụ kiện đi kèm của thương hiệu đó thôi. Vì vậy nếu mua máy ảnh hãy nghĩ thật kỹ về nhãn hàng vì bạn sẽ gắn bó với nhãn hàng đó thời gian rất dài.

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là thị trường ngày càng thu hẹp và chỉ còn các nhà sản xuất Nhật Bản cạnh tranh với nhau mà thôi.

Kengo Abe
Xem thêm: