Nguồn gốc cái tên Ginza, khu vực đắc địa của Tokyo, tại sao không phải Kin (vàng) mà lại là Gin (bạc)
Ginza là khu vực đắt đỏ nhất Nhật Bản. Nhắc đến Ginza, ai cũng phải trầm trồ.
Nơi đây tập trung hầu hết các thương hiệu hạng sang trên thế giới, từ ăn uống đến mua sắm. Nếu Shibuya là khu phố dành cho giới trẻ thì Ginza là địa điểm của các quý ông, quý bà thành đạt.
Thế nhưng bạn có biết tại sao Ginza lại có tên là Ginza không?
Từ Gin (銀) trong Ginza nghĩa là “Bạc”, bạn có thắc mắc tại sao không phải là Kin (金) – vàng?
Thêm nữa cũng có nhiều địa điểm khác trong tên cũng có chữ Ginza. Ví dụ Tokyo có Togoshi Ginza ở Togoshi.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của cái tên Ginza này nhé.
Văn phòng chính phủ Ginza (viết tắt là Ginza), nơi đúc tiền bạc nhà nước, là khởi nguồn của cái tên Ginza.
Ginza được xây dựng lần đầu vào thời Edo, bây giờ là Fushimi ở Kyoto. Từ đó Ginza cũng được xuất hiện ở các địa phương như Sunpu tại Shizuoka hay Nagasaki.
Năm 1612, Ginza ở Sunpu chuyển đến Edo bây giờ là Tokyo. Đó là Ginza 2-chome hiện tại.
Vì ban đầu là nơi sản xuất tiền bạc nên Ginza lúc này được mệnh danh là “đô thị thu đổi tiền bạc mới”. Từ lúc đó, cái tên Ginza đã gắn liền với kinh tế.
Sau đó Ginza chuyển đến một địa điểm khác vào năm 1800, nhưng dù có dời đi đâu, bản chất cái tên Ginza vẫn vậy cho đến ngày nay.
Ginza kể từ khi đó đã rất sôi động, náo nhiệt, tập trung đông đúc các thương nhân. Nhưng nơi đây cũng từng trải qua hai vụ cháy lớn.
Đặc biệt trong trận hoả hoạn vào năm 1872, toàn bộ khu vực Ginza gần như đã bị phá huỷ. Thế nhưng trong cái rủi ro cũng ẩn chứa cơ hội, Ginza từ sau vụ cháy gần như đã lột xác, từ một khu vực mang kiến trúc truyền thống chuyển hoá thành các toà nhà kiểu Tây, với cấu trúc phòng cháy vững chắc. Thế nhưng tai hoạ nối tiếp tai hoạ, sau trận động đất nghiêm trọng ở Kanto, Ginza lại phải đối mặt với các cuộc không kích trong chiến tranh.
Thế nhưng dù thiệt hại rất lớn, Ginza lại phục hồi.
Vì vậy bên cạnh hình ảnh hào nhoáng của Ginza hiện tại, tôi hy vọng các bạn hãy xem Ginza như một biểu tượng của một Nhật Bản kiên cường, luôn đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
Kengo Abe