77 năm kể từ khi bom nguyên tử rơi xuống Nhật Bản. Ngày đó chuyện gì đã xảy ra?

Mỗi năm vào mùa hè nóng bức, người Nhật lại bàng hoàng nhớ lại thảm kịch bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki gây chấn động thế giới ngày ấy.

Như các bạn đã biết, bom nguyên tử hay bom hạt nhân đã được thả thử nghiệm xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến II.

Chuyện gì đã thực sự xảy ra vào ngày hôm đó?

Dự án chế tạo bom nguyên tử thuộc kế hoạch Manhattan, ra lệnh thả “bom đặt biệt” xuống bất cứ thành phố nào như Hiroshima, Kokura hoặc Nagasaki vào ngày 3 tháng 8, khi thời tiết cho phép. Tại sao lại lựa chọn những đô thị này?

Vào thời điểm đó trên khắp đất nước Nhật Bản, phần lớn các đô thị đều bị tàn phá bởi các cuộc không kích triệt để của quân đội Mỹ. Mục đích của Hoa Kỳ lúc bấy giờ là chọn một địa điểm đặc biệt để thả bom hạt nhân, xem xét các hiệu ứng mang lại. Do đó những nơi được nhắm tới là các địa phương không phải chịu quá nhiều thiệt hại. Ngoài ra trong kế hoạch còn có hướng dẫn quan sát và ghi chép ảnh hưởng sau khi thả bom.

Nhìn chung, cả hai cuộc thả bom đều mang tính…thử nghiệm.

Tại Hiroshima, mục tiêu là trung tâm thành phố, bom phát nổ ở độ cao 600m, nhấn chìm toàn bộ Hiroshima trong biển lửa.

Ngay tại thời điểm bom phát nổ, đi cùng với ánh sáng loé mắt là tia bức xạ siêu nhiệt. Tiếp theo đó, làn sóng xung kích tuôn ra tạo thành một vụ nổ lớn. Những người dân Hiroshima khi ấy không biết vũ khí mới gọi là gì, đã gọi hiện tượng khi đó là “Pika don”, một cách diễn đạt trực quan vào vụ nổ do bom gây ra.

Nhiệt độ ở các khu vực trong bán kính cận nơi thả bom cao đến mức cả sắt và thuỷ tinh cũng sẽ bốc hơi. Da của người ở trong nhà bị cacbon hoá, cháy đen đến các mô bên trong.

Trên khắp thành phố, những xác chết không còn nhìn ra nhân dạng, cong queo nhăn nhúm lộ ra vẻ đau đớn cùng cực.

Ngay cả những người ở phạm vi cách xa 3,5 km cũng bị bỏng toàn thân, lột da từ vai đến mu bàn tay, da bị cháy, chùn xuống đầu ngón tay. Khi lớp da gần chảy chạm xuống đất, họ hoảng loạn bỏ chạy, cố gắng thoát khỏi cơn đau cũng như cái chết cận kề. Tất nhiên, với tình trạng khi ấy, dù có cùng cực tới đâu cũng không thể chạy nhanh được, mà có chạy nhanh cũng không biết phải đi đâu.

Những bóng người đang dần mất đi hình người, lang thang khắp thành phố như những bóng ma.

Thêm nữa, những vật liệu phát xạ cuộn lại, rơi xuống như cơn mưa. Một cơn mưa màu đen.
Hậu quả, những người đến cứu trợ sau thảm hoạ cũng bị nhiễm phóng xạ, dẫn tới thảm hoạ thứ cấp.

Đến tháng 12 trong cùng năm, 140,000 người đã thiệt mạng.
Kể cả sống sót, các nạn nhân của bom nguyên tử vẫn đang và sẽ tiếp tục chịu đựng nỗi đau từ ô nhiễm phóng xạ, truyền lại cho đến các thế hệ sau này.

Nhìn vào bức ảnh này, bạn nghĩ gì?

Trên lưng cậu bé là đứa em trai đã mất. Và trước mặt cậu là một lò hoả táng. Theo ngữ cảnh bức ảnh, cậu đang xếp hàng chờ hoả táng thi thể em mình.

Biểu cảm của cậu ấy khiến nhiều người đau lòng.

Thế nhưng chỉ 3 ngày sau, một quả bom khác thả xuống Hiroshima.
Tại sao lại có trái bom này?
Đơn giản vì người Mỹ phát triển hai loại bom nguyên tử. Họ muốn thử nghiệm sức mạnh của cả hai.

Hai trái bom này đều được thả trong bối cảnh mà Nhật Bản đã nắm chắc phần bại trận trong cuộc chiến.

Sau khi chiến tranh kết thúc, quân đội Mỹ lập tức tiến hành khảo sát thực địa, tịch thu các tài liệu của Nhật Bản, cũng như tất cả các hình ảnh, Video tư liệu để sử dụng cho mục đích riêng.

Không bàn đến tính chất cuộc chiến, nhưng hành vi thảm sát dân thường chính là tội ác giết người.
Thêm nữa, sử dụng bom nguyên tử không chỉ giết hại con người, mà còn huỷ hoại tài nguyên, thiên nhiên, ảnh hưởng không chỉ thế hệ hiện tại mà còn các thế hệ sau này.

Tấn thảm kịch này, không nên lặp lại một lần nào nữa.

Kengo Abe
Xem thêm: