Cuộc chiến không hồi kết giữa người săn hàng bán lại giá cao trên mạng và nhà bán lẻ Nhật Bản

Ở Nhật có nhiều Website bán hàng bao gồm hình thức đấu giá, nơi mà các cá nhân có thể dễ dàng mua và bán hàng trên mạng. Tất nhiên hình thức này vô cùng tiện lợi, nhưng ngày càng nhiều người bán tìm cách khai thác và kiếm tiền thông qua đó, nhưng lại gây khó dễ cho người mua.

Cụ thể, người bán tìm mua các sản phẩm phổ biến nhưng giới hạn, sau đó bán với giá cao. Do cung không theo kịp cầu, người tiêu dùng buộc phải mua sản phẩm với mức giá đắt hơn.

Một ví dụ vô cùng phổ biến cho cách này đó là Playstation 5.
Đã 1 năm kể từ khi sản phẩm ra mắt, nhưng do thiếu hụt chất bán dẫn, một trong những hệ quả của COVID-19, rất khó để sở hữu sản phẩm tại các cửa hàng.
Lợi dụng điều này, nhiều người tìm cách săn  sản phẩm hiếm rồi bán lại trên Website với giá cao.

Giá niêm yết của sản phẩm chỉ có 54,978 Yên, nhưng bạn thường xuyên phải mua với số tiền vượt quá 100,000 Yên bởi lẽ bạn đang ở trong hoàn cảnh mà “Nếu không bỏ tiền thì không có hàng”.

Người tiêu dùng Nhật Bản hiện tại đang bày tỏ sự bất mãn với cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ vì thực trạng này.

Thêm một ví dụ nữa là Mô hình nhựa Gundam.

Sản phẩm này ngay từ khi phát hành lần đầu đã được dự kiến sẽ cháy hàng, và nhanh chóng trở thành mục tiêu của các người săn hàng bán lại. Như một biện pháp đối phó với các đối tượng này, nhà bán lẻ đã đồng loạt sử dụng chiến lược mới thông qua tên sản phẩm.

Tên sản phẩm là Hi-νガンダム, bạn có đọc được không?

Cách đọc đúng là Hainyuu gandamu, nếu những ai chưa từng xem tác phẩm sẽ không phát âm được. Những người săn hàng bán lại đa số tìm mua sản phẩm Hot với số lượng giới hạn nên họ không phải người thực sự hiểu về sản phẩm. Chưa hết nhiều người còn thuê cả người đứng xếp hàng chứ không đích thân đi mua. Do đó không khó hiểu khi đa số không đọc đúng tên sản phẩm.

Muốn mua sản phẩm, không được ra hiệu, phải phát âm đúng thì mới được mua. Đó là cách để nhà bán lẻ ngăn ngừa tình trạng người săn hàng bán lại.

Biện pháp của Sony với PlayStation5

Sony cũng có Website đấu giá trực tuyến của riêng mình. Những gì họ cần làm là kiểm tra lịch sử mua trên mô hình trước đó là PlayStation 4. Sony phán đoán rằng những người thưởng thức trò chơi theo từng phiên bản sẽ không phải là đối tượng săn hàng bán lại.

Thêm nữa nếu những người có nhu cầu mua PlayStation 5, họ sẽ không sử dụng PlayStation 4 nữa. Từ đó, nhà phát hành tổ chức rút thăm mua PlayStation 5, chỉ giới hạn cho đối tượng bán PlayStation 4 đã qua sử dụng. Đáng tiếc như vậy những người muốn tặng máy cũ cho bạn bè sẽ không được hưởng lợi.

Nhà sản xuất và nhà bán lẻ đang rất chăm chỉ để tạo ra một môi trường đem lại nhiều lợi ích nhất cho các Fan chân chính, để khách hàng có những trải nghiệm công bằng.

Thế nhưng câu chuyện lợi nhuận không đơn giản như vậy, những tay săn hàng cũng có những biện pháp riêng.

Cuộc chiến này, ai sẽ là người chiến thắng?

Kengo Abe
Xem thêm: