Chân dung người đàn ông tái tạo và vực dậy công viên rẻ nhất nước Nhật

Bạn có từng nghe danh “Công viên rẻ nhất Nhật Bản” chưa?
Công viên rẻ nhất Nhật Bản là công viên Maebashi Luna ở thành phố Maebashi, tỉnh Gunma.

Tại công viên này, tất cả các trò chơi mạo hiểm đều có giá dưới 50 Yên. Ban đầu công viên do thành phố Maebashi quản lý.
Năm 2004, công viên được uỷ thác cho tư nhân quản lý, nhưng dần dần ngày càng ít người đến, và tình trạng lỗ vốn kéo dài.
Khi đó, ông Harasawa được bổ nhiệm làm giám đốc công viên.

Kể từ khi lên giám đốc, người này đã đẩy mạnh cải cách, đưa số lượng khách đến công viên vượt quá 15,000 người.

Harasawa là dân Gunma. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông làm việc tại một ngân hàng ở địa phương, nhưng ông luôn trăn trở khi thấy người trẻ dần đi mất, các doanh nghiệp trì trệ, kém linh hoạt. Ông nghĩ:

“Tôi muốn tạo ra một khu vực, nơi mà người trẻ sẽ muốn đến đây sinh sống và làm việc”.

Do đó mà ông quyết định trở thành cố vấn kinh doanh độc lập. Trong số các nỗ lực của mình, Harasawa đã trúng thầu dự án quản lý công viên giải trí này.

Trong hoàn cảnh số lượng trẻ em giảm mạnh trên đất nước mà người già ngày càng nhiều còn người trẻ lại lười yêu, nếu chỉ nhắm tới đối tượng là trẻ em, công viên không thể cải thiện được. Harasawa phải tìm cách để đa dạng hoá đối tượng.

Từ suy nghĩ này, Harasawa quyết định kinh doanh quầy bán rượu vào ban đêm, tạo ra một không gian “người lớn” để đa dạng hoá khách hàng.

Ông cũng đưa vào công viên các hình thức mới mẻ như biểu diễn đường phố hay xe chuyên chở đặc thù,…Các hình thức kinh doanh về đêm cũng được thêm vào trong các dịp lớn như Halloween.

Thêm nữa công viên cũng có các tiệm Café có môi trường làm việc cho dân văn phòng, với Menu được nghiên cứu kỹ lưỡng, rất phù hợp để trở thành không gian quen thuộc cho một số người. Món ăn được yêu thích nhất là suất gà rán giá 350 Yên, bán được tối đa 480 suất mỗi ngày. Bia và cơm nắm cũng được bán theo set với gà rán.

Ngoài ra công viên cũng nhận tổ chức sự kiện như sinh nhật kèm theo rất nhiều ưu đãi. Từ 4 tuổi trở lên các bé đã được tham gia đầy đủ tất cả trò chơi trong công viên, do đó trong vòng 1 tháng từ ngày sinh nhật, cứ mỗi ngày 1 lần, các em sẽ được phát phiếu miễn phí chơi trò chơi. Ví dụ như khi lên tàu lượn siêu tốc, em ấy sẽ được dán phiếu đặc biệt lên người nên rất có giá trị sưu tầm.

Ngoài ra cách này còn có một tác dụng khác, đó là thu thập dữ liệu khách hàng. Qua đó, công viên biết được độ tuổi của khách hàng cũng như khu vực sinh sống để chạy quảng cáo.

Harasawa là người cực kỳ kỹ tính, không chỉ xem xét toàn diện các yếu tố có thể để phát triển công viên, ông còn nhìn vào biểu cảm từng khuôn mặt của khách hàng để phán đoán mức độ hài lòng của họ, lắng nghe khách hàng và suy nghĩ về biện pháp cải thiện dựa trên nhu cầu thực tế.

Ngày nay khi ngành CNTT đang ngày càng phát triển, nhiều nhà phát triển kinh doanh chỉ thích tính toán hiệu quả trên máy tính. Thế nhưng Harasawa vẫn đánh giá cao biện pháp truyền thống, và khẳng định lại các giá trị của việc tiếp xúc trực tiếp và đánh giá trực quan.

Đó mới là chân dung của một nhà quản lý kinh doanh thực thụ.

Kengo Abe
Xem thêm: