Mâu thuẫn của quân đoàn cảm tử Kamikaze, chiến dịch vô nhân đạo mà ngay cả người sáng lập cũng phản đối

Chiến tranh thế giới thứ II là bi kịch lớn của cả nhân loại, không riêng gì của quốc gia nào.
Lúc đầu Nhật Bản chiếm ưu thế trong trận chiến, nhưng sau đó bại trận trước Lực lượng Đồng minh.
Trong Thế chiến II, Nhật Bản triển khai chiến lược tấn công đặc biệt với lực lượng cảm tử Kamikaze (Shinpu tokubetsu kougekitai), liều chết ôm bom lao thẳng vào chiến hạm của đối phương.

Có nhiều thống kê khác nhau về số lượng binh sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Kamikaze, trung bình 2498 người.

Bởi lẽ chiến dịch này vô cùng điên rồ, nó bị chỉ trích khắp nơi trên thế giới, và Nhật Bản bị xem là một quốc gia cuồng chiến, sẵn sàng hy sinh mạng sống con người một cách vô nghĩa.

Những thanh niên ấy là nạn nhân của nhóm lãnh đạo bất tài, của hành vi lệch lạc đi ngược với đạo lý làm người trên danh nghĩa hoạt động quân sự.

Dưới đây là những lời nhận xét của người sáng lập quân đoàn Kamikaze, Takijiro Onishi. Người này đã để lại một bức thư tuyệt mệnh rồi tự sát.

Tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành đến Lực lượng tấn công đặc biệt, những người đã tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng mà hiến dâng cả sinh mạng. Hãy để cái chết của tôi như một lời xin lỗi gửi đến họ và tang quyến về một chiến thắng mà các bạn đã không thể có được.

Ngoài ra, xin được gửi đôi lời tới các bạn trẻ.
Các bạn chính là báu vật quốc gia.
Sau khi kết thúc chiến tranh, hãy bảo vệ quốc gia mà Lực lượng tấn công đặc biệt đã giữ gìn.
Hãy giữ vững niềm tin và nỗ lực hết mình vì hạnh phúc của người dân Nhật Bản và hòa bình của thế giới.

Onishi tự sát bằng hình thức mổ bụng theo hình chữ thập. Bình thường, người ta thực hiện Seppuku bằng một đường cắt lớn trên bụng, tại sao Onishi quyết định rạch thêm một đường?

Thêm nữa, nghi lễ cuối cùng của Seppuku là người đứng bên cạnh chặt đầu người thực hiện để chấm dứt mọi đau đớn cho người đó, nhưng Onishi từ chối, và hấp hối quằn quại tận 10 tiếng đồng hồ rồi mới ra đi.

Có lẽ ông ấy muốn làm vậy để chuộc tội với những người trẻ tuổi đã mất mạng vì mệnh lệnh của ông.
Thế nhưng nếu đã nghĩ như vậy, ngay từ đầu tại sao lại nảy ra ý tưởng kinh khủng này?

Về vấn đề này, Onishi không nói gì thêm, nhưng những người xung quanh cho biết ông đã nói lý do với một người học trò thân cận.

Cụ thể, trong hoàn cảnh bấy giờ, Nhật Bản đã ở tình thế không thể chiến thắng được nữa. Những người lãnh đạo bắt đầu các cuộc đàm phán với mong muốn kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt.
Thế nhưng Nhật Bản không còn lực chiến đấu nữa, và theo đà tiến triển của các cuộc đàm phán, những điều kiện đưa ra cho Nhật Bản là vô cùng bất lợi, và sẽ kìm hãm quốc gia trong tương lai.
Dù chỉ trong chốc lát, nếu có thể đẩy lùi kẻ thù, dù chỉ một chút thôi, có thể kết thúc chiến tranh với một số điều kiện có lợi hơn cho Nhật Bản.

Lúc bây giờ nếu đề cập đến đàm phán hoà bình ở Tokyo sẽ bị bắt giết ngay lập tức. Onishi không sợ chết, nhưng ông muốn cuộc chiến phải kết thúc càng sớm càng tốt.
Do đó ông đặt cược vào 2 điều.
Thứ nhất, Thiên hoàng sẽ ngừng chiến ngay lập tức khi nghe về chiến dịch kinh hoàng mang tên Kamikaze.
Và thứ hai, cho dù kết quả cuộc đàm phán hoà bình này đi về đâu, những người dân Nhật Bản trong tương lai sẽ tự hào rằng có những người trẻ tuổi sẵn sàng hy sinh mạng sống để đất nước này được hồi sinh.

Kết quả như chúng ta đã biết, Kamikaze không thể làm lay động trái tim Thiên hoàng. Hay đúng hơn, những nhà lãnh đạo quân sự xung quanh Thiên hoàng đã không cho ông ngừng chiến tranh lại.

Sau đó, Okinawa bị tấn công, và phải sau sự đầu hàng của Đức, Nhật Bản mới bắt đầu nghĩ tới việc ngừng chiến. Tuy nhiên đã quá muộn, Mỹ thả bom hạt nhân xuống Nagasaki và Hiroshima, sự tuyệt vọng đã đến đỉnh điểm khi Liên Xô tham chiến.

Ngay cả người đưa ra ý tưởng điên rồ này cũng không hề ủng hộ, và những quản lý cấp trên chỉ biết đưa ra mệnh lệnh từ vùng an toàn. Để bảo vệ bản thân, lớp trẻ trở thành vật hy sinh.

Kengo Abe
Xem thêm: