Lại thêm một câu chuyện đáng nể vì sự tỉ mỉ và chỉn chu của dịch vụ Nhật Bản
Dịch vụ Nhật Bản luôn đi kèm với những câu chuyện thú vị về sự tỉ mỉ, chỉn chu. Gần đây người dùng Twitter Atsushi Noguchi (@A_gussan0531) chia sẻ câu chuyện cảm động về chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson. Bản thân Noguchi có vấn đề về thính giác, do đó việc mua hàng ở cửa hàng của anh gặp nhiều khó khăn.
Sau khi mua xong thức ăn, một nhân viên của Lawson đã hỏi Noguchi rằng anh có muốn hâm nóng đồ ăn trong lò vi sống không. Noguchi không nghe được câu hỏi của nhân viên này, nên đã chỉ cho người kia thấy thiết bị trợ thính thay cho lời giải thích. Nhân viên hiểu chuyện ngay lập tức và hướng dẫn cho Noguchi sử dụng một biểu đồ ở quầy, công cụ khiến cuộc nói chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thông qua biểu đồ này, khách hàng có thể chỉ ra những yêu cầu thường gặp ở cửa hàng, như có muốn dùng túi nylon hay không, có muốn hâm nóng thức ăn hay không, có cần thêm dụng cụ nào khác không,…Không chỉ là công cụ cho khách hàng mà cả nhân viên cũng có thể dùng nó để truyền đạt câu hỏi cho một số khách hàng đặc biệt. Khi cho ra đời một cửa hàng “tiện lợi”, có lẽ cái “tiện lợi” mà người Nhật hướng tới không chỉ nằm ở số lượng hàng hoá mà gần như tồn tại trên mọi phương diện.
さっきローソンで店員さんが何か言ってたんだけど何言ってるのか全然わからなくて「すいません耳が悪いんですよ」って補聴器指さしながら言ったら、これの一番下指さして「あたためますか?」って言ってたの伝わって(これが噂のローソンのか…!)って思いながらめっちゃ便利だなこれってなった#難聴 pic.twitter.com/UHF1PlX3ZG
— 野口 敦史@難聴・料理・アンプティサッカー (@A_gussan0531) October 2, 2022
Đơn giản nhưng hữu ích, hữu ích nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra, đó là điều mà các dịch vụ Nhật Bản luôn khiến chúng ta bất ngờ. Hơn nữa Lawson cho biết ý tưởng này là do chính các nhân viên có vấn đề về thính giác của Lawson nghĩ ra, và đưa vào thực hiện từ 30/8.
Bên cạnh trở thành cứu cánh cho các khách hàng khiếm thính, đây cũng có thể xem như công cụ hữu ích với các khách hàng không nói được tiếng Nhật.
Sacchan