Ai cũng biết Aokigahara là “Khu rừng tự sát”, nhưng tại sao nhiều người chọn nơi này làm “điểm cuối cuộc đời”?

Aokigahara Forest (青木ヶ原) hay còn biết đến với cái tên khác là Jukai (樹海), là khu rừng rậm sâu hun hút dưới chân núi Phú Sĩ. Những cây thường xanh của khu rừng nguyên sinh này tạo thành một tấm chăn dày và rậm rạp. Tán cây của nó bóp nghẹt âm thanh của gió và động vật hoang dã. Khu rừng như thể một căn phòng cách âm do thiên nhiên tạo ra vậy.

Aokigahara vừa đẹp vừa ám ảnh. Chỉ cần đặt một bước chân vào, không gian khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh, tưởng như khu rừng đang che giấu một bí mật gì đó rất khủng khiếp.

Và thực vậy… Không chỉ người Nhật mà du khách quốc tế ngày nay còn biết đến khu rừng với cái tên “Rừng tự sát”. Khu rừng mọc lên từ dung nham sót lại của vụ phun trào núi Phú Sĩ hơn 3500 năm về trước. Những tín đồ Thần đạo tin rằng đây là sự trừng phạt của Thần linh cho những ai lơ là nhiệm vụ.

Huyền thoại về khu rừng.

Bên cạnh niềm tin rằng khu rừng sở hữu sức mạnh siêu nhiên, khu rừng còn nổi tiếng về những câu chuyện đáng sợ liên quan đến yêu quái, hồn ma,… Nhiều người tin rằng các nhà sư chọn khu rừng làm nơi tuyệt thực như một hình thức để thanh tẩy bản thân.

Ngoài ra còn có một tục khác gọi là ubasute (姥捨て), bỏ rơi người thân đã già yếu đến chết trong rừng, vì không đủ lương thực vào những mùa đói kém. Dù đây chỉ là truyền thuyết đô thị, nhưng hình ảnh đáng sợ về khu rừng đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người Nhật Bản.

Những linh hồn lảng vảng vẫn đang chờ báo thù, ẩn nấp trong những lùm cây…

Một lịch sử đen tối được lãng mạn hoá

Đến thời hiện đại, người ta xem Aokigahara như một địa điểm tuyệt vời để tự mình đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Aokigahara là địa điểm tự tử phổ biến thứ hai sau Cầu Cổng Vàng ở San Francisco. Nơi đây là nơi an nghỉ cuối cùng cho ít nhất 100 linh hồn mỗi năm. Và đó chỉ là con số dựa trên các vụ việc được phát hiện và ghi lại.

Các chuyên gia cho rằng xu hướng này bắt đầu từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Matsumoto Seicho (松本清張せ) được viết vào năm 1960 có tên Tower of Waves (波の塔). Độc giả ám ảnh với cái chết của cặp đôi cũng chính trong khu rừng này được mô tả trong cốt truyện. Phương tiện truyền thông khi đó nhanh chóng nắm bắt xu hướng và bám chặt vào khía cạnh đáng sợ đó để mô tả về khu rừng.

Cuốn tiểu thuyết gốc hoàn toàn là hư cấu. Nhưng truyền thuyết về Aokigahara trở thành nơi lý tưởng để tự sát là đời thật.

Nhưng tại sao phải là khu rừng này?

Thần đạo tôn sùng thiên nhiên, là tín ngưỡng ăn sâu vào tâm trí của từng người Nhật dù chính miệng họ có thể không công nhận điều đó. Còn gì tuyệt vời hơn được chết giữa thiên nhiên, gần gũi với các vị Thần và cả những linh hồn tổ tiên.

Thế nhưng đây đơn thuần là vấn đề “tự sát” được lãng mạn hoá mà thôi.

Vấn đề tự sát ở Nhật.

Nhiều người Nhật xem việc tự sát là linh thiên. Trong lịch sử phát triển của quốc gia này, liên quan đến các tập tục của Samurai, điều này phần nào nhưng đã lỗi thời trong bối cảnh hiện đại.

Với những người bị bỏ lại, tự sát là bi kịch, là “lối thoát duy nhất” mà những con người phải chịu đựng các vấn đề tâm lý do xã hội hiện đại độc hại gây ra có thể nghĩ đến.

Đem sự sống đến cho khu rừng chết

Lịch sử bi thảm, bao trùm trong những câu chuyện đen tối, nhưng tại sao nhiều người vẫn tò mò và muốn đến thăm nơi này?

Không có lối vào cụ thể, và khu rừng không hề bị chặn, do đó bất kỳ cá nhân nào cũng dễ dàng vào rừng. Thậm chí có những con đường mòn rất đẹp, trở thành địa điểm lý tưởng tổ chức các tour tracking có tour guide. Rõ ràng hình ảnh tiêu cực về khu rừng đã khơi gợi sự tò mò của nhiều người, và bên cạnh là “khu rừng tự sát” đây là vẫn là một khu rừng nguyên sinh, một thắng cảnh có tiềm năng khai thác du lịch.

 

Sacchan
Xem thêm: