Gừng đỏ, món ăn không thể thiếu ở nhà hàng Nhật, tại sao lại có màu đỏ?

Những ai thích ăn món Nhật, các bạn có thích Gừng đỏ không? Đây là món thường được dùng kèm với Yakisoba hoặc Gyudon,… có màu đỏ đặc trưng, vị cay nhẹ rất khó cưỡng lại.

Thực tế có 2 loại mà người Việt chúng ta đều nghĩ rằng đó là gừng đỏ, một loại là Gari ăn chung với Sushi, loại khác là Benishouga ăn chung với Gyudon. Hai loại này khác nhau như thế nào?

Tại sao gừng có màu đỏ?

Sở dĩ món Benishouga có màu đỏ là vì nó được làm từ gừng tươi ngâm trong giấm mận đỏ, thêm vào đó là chiết xuất tía tô. Bằng cách này thì gừng có màu hồng đậm thay vì đỏ tươi. Benishouga có màu đỏ đậm là bởi người ta dùng phẩm màu.

Sự khác biệt giữa Gari và Benishouga?

Hai món này đều được làm từ gừng, nhưng cách làm khác nhau. Gari được thái mỏng, sau khi chần nước sôi sẽ được ngâm vào Amazu (dấm ngọt). Gari không chứa chất tạo màu, sở dĩ nó có màu hồng là do phản ứng của anthocyanin polyphenol trong gừng với axit xitric trong dấm ngọt mà thành.

Lợi ích sức khoẻ của Benishouga

Trong Benishouga có chứa Shogaol và Zingerone, hai thành phần này chính là hai lợi ích sức khoẻ chính của món ăn.

Shogaol là thành phần dinh dưỡng độc đáo trong gừng, đã được sử dụng như thuốc truyền thống của Trung Quốc từ thời cổ đại. Shogaol được tạo ra bằng cách đun nóng thành phần tên Gingerol, có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất và làm ấm cơ thể. Để phát huy tối đa công dụng của Shogaol nên đun gừng khoảng 10 phút.

Zingeron là chất tạo ra khi gingerol được đun nóng và sấy khô sau đó. Đây là thành phần tỏa ra mùi hương đặc trưng của gừng, có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và tăng cường khả năng miễn dịch. Chất này được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt, thu hút sự quan tâm của các ngành công nghiệp khác nhau.

Ăn quá nhiều Benishouga có sao không?

Mặc dù có nhiều lợi ích sức khoẻ, nhưng bạn lưu ý không nên ăn món này quá nhiều, dưới đây là giải thích.

Chứa quá nhiều muối.

Nếu bạn đã từng ăn Benishouga, bạn có thể cảm nhận được vị mặn cũng như vị cay, bởi lẽ gừng đỏ chứa rất nhiều muối. Mỗi 100g gừng ngâm chứa 7,1g muối, vì vậy bạn nên hạn chế mức sử dụng gừng đỏ ở khoảng 5g mỗi ngày.

Gừng đỏ chứa nhiều thành phần cay nên nếu ăn nhiều gừng đỏ còn nguyên vỏ có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Thêm nữa bạn cũng nên tránh ăn nhiều gừng ngâm khi bụng đói.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các Fan của món Nhật nói chung và món Gừng đỏ nói riêng hiểu thêm về món ăn này.

*** Tóm tắt bản tin

Sacchan
Xem thêm: