Chiến dịch “nhận nuôi người trưởng thành” ở Nhật Bản

Tại sao phần lớn các trường hợp nhận nuôi ở Nhật Bản đều là nam giới và đã ở tuổi trưởng thành?

Khi nghe đến định nghĩa “nhận nuôi”, nhiều người sẽ nghĩ tới nhận nuôi trẻ em. Nhật Bản, tuy là quốc gia có tỷ lệ nhận nuôi cao nhất thế giới, phần lớn trường hợp nhận nuôi không phải trẻ em, mà là nam giới ở tuổi trưởng thành.

Và lý do không hẳn là hay ho.

Mục đích là gì? Che đậy cho một vụ ngoại tình, hay tránh thuế thừa kế? Một chủ doanh nghiệp gia đình không muốn truyền lại cơ nghiệp cho đứa con trai ruột lười biếng, nên nhận nuôi một “đứa con” khác nghiêm túc hơn?

Định nghĩa nhận nuôi ở Nhật là 養子縁組 (Youshin engumi), nhưng cách người Nhật thực hiện có thể khác so với bạn nghĩ.

Nhận nuôi là một chiến lược kinh doanh.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến gia đình Nhật Bản, đó là sự hiện đại hoá, công nghệ hoá và cả những cuộc chiến. Cấu trúc gia đình nhiều thế hệ bắt đầu sụp đổ khi nhiều thành viên trong gia đình quyết định tách riêng. Chủ nghĩa tư bản là hình thức kinh tế hàng đầu tại Nhật, điều này càng thúc đẩy thêm sự phát triển của các doanh nghiệp gia đình. Đó là khi nhận nuôi người lớn trở thành một chiến lược kinh doanh.

Sao phải vất vả trải qua những thủ tục phức tạp về nhận nuôi chỉ để chỉ định vị CEO tiếp theo? Nhớ rằng người Nhật rất coi trọng tổ tiên, và “cái họ” của gia đình. Hệ thống hộ tịch 戸籍 (こせき; koseki) của Nhật vẫn hoạt động tốt đến tận ngày nay.

Về cơ bản, một người đàn ông có thể được nhận nuôi, nhưng trên giấy tờ, anh ta sẽ được xem là có quan hệ về mặt huyết thống. Do đó gia đình nhận nuôi đương nhiên sẽ kỳ vọng người này bỏ lại dòng họ và tổ tiên gia đình của chính anh ta.

Việc nhận nuôi người lớn vẫn tồn tại đến ngày nay ở Nhật Bản, và sẽ không dừng lại. Khi tỷ lệ sinh giảm cũng như văn hoá đánh thuế tại Nhật, các công ty gia đình đang đang phải dựa vào nhiều cách khác thường để tồn tại.

Sacchan
Xem thêm: