Đường dành cho người khiếm thị ở Nhật?

Ra phố đi dạo, trên vỉa hè dành cho người đi bộ bạn sẽ thấy ở giữa có một làn đường được lót bằng gạch vàng, bề mặt thô hình những sọc dài, bạn có biết đó là gì không?

Đó người ta gọi là lối đi dành cho người khiếm thị, tiếng Nhật gọi là “Tenji Block”.

Tenji (点字) có nghĩa là bề mặt chữ nổi để cho người khiếm thị có thể nhận biết được, như các dấu chấm trên bề mặt lon nước dưới đây, người khiếm thị có thể nhận biết được đây là lon nước ép trái cây.

images-1

Đối với các lon bia hay nước ngọt lại có những kí hiệu khác để họ có thể nhận dạng.

Giống như vậy, người ta áp dụng Tenji Block trên những con đường để chỉ dẫn cho người khiếm thị, có thể tự tìm hướng đi bằng chân.

1

Tenji Block lần đầu được áp dụng tại Nhật năm 1965, sau đó 2 năm 1967 được áp dụng phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.

Vâng, do đó Tenji Block được mang thương hiệu “made in JAPAN”.

Có 2 hình dáng Block.

Dạng que dài được xếp liền nhau, điều đó có ý nghĩa là bạn tiến về phía trước hãy phía sau đều được.

images

Còn khi bạn gặp dạng bề mặt bi tròn, đó là điểm dừng, ám chỉ có ngã 3 hay ngã tư.

dsc00929-min

Những ký hiệu này phải người khiếm thị mới có thể dùng được, như một người bình thường nhắm mắt giả mù đi theo chỉ dẫn này cũng không thể được xác định phương hướng rõ ràng được, cảm giác vô cùng đáng sợ.

Ngoài ra bạn có biết ở Nhật có tín hiệu giao thông bằng âm thanh cho người mù ở ngã ba, ngã tư không?

Khi âm thanh phát lên píp píp, người ta nghe thấy và có thể qua đường dễ dàng.

Loại tín hiệu giao thông này cả nước Nhật có khoảng 14,200 cái đang được lắp đặt.

Mục đích của chính quyền nhằm cho những người khiếm thị có thể tự đi một mình mà không cần người đi theo.

Có lẽ Việt Nam tương lai cũng cần phải học hỏi điều này để mang lại tiện ích cho tất cả mọi người trong xã hội.

Kengo Abe

1

Những kiểu nhà hàng Nhật Bản bạn nên biết

Máy bán Ramen và Udon tự động

Quán ăn đứng của người Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: