Cách sử dụng Toilet ở Nhật
Nhật Bản là đất nước rất tiến bộ, mọi thứ đều được cải tiến tự động hóa sao cho cuộc sống trở nên tiện lợi nhất.
Nếu là lần đầu tiên đến Nhật, tôi chắc rằng sẽ có rất nhiều thứ làm bạn ngạc nhiên, và thứ làm bạn ngạc nhiên đầu tiên có lẽ Toilet.
Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách sử dụng những Toilet như vậy và giải thích việc họ đã làm nên những đồ vật dựa trên tâm lý nhu cầu của người dùng.
Bạn sẽ rất dễ bắt gặp biểu tượng như dưới đây ở Nhật.
Người khuyết tật
Đây là Toilet chuyên để cho người khuyết tật sử dụng.
Các trang thiết bị trong này thuận tiện cho người ngồi xe lăn dễ sử dụng, không gian rộng rãi, di chuyển không bị vướng.
Thay tã cho bé
Còn đây là nơi cho những bậc cha mẹ dẫn theo con cái, có thể thay tã cho con bằng cách cho bé ngồi lên một cái kệ được chuẩn bị riêng, sau đó lấy đồ dùng ra thay cho bé.
Vừa đại tiện vừa trông nom bé
Thêm một biểu tượng nữa liên quan đến các bé, đó là trong khi cha mẹ đang đi đại tiện, không thể bồng bế bé được thì cho bé ngồi đối diện mình trên một chiếc kệ khác, thuận tiện, dễ trong coi bé, như vậy cha mẹ có thể an tâm, thong thả đi đại tiện mà không phải lo lắng gì cho bé.
Sếp hàng khi kẹt nhà vệ sinh
Khi nhà vệ sinh đã kẹt kín người thì những người đi sau sẽ tự biết xếp hàng theo trật tự như hình phía dưới.
Không phải xếp hàng ngay trước cửa mỗi buồng vệ sinh mà xếp ở phía ngoài, khi thấy có ai ra thì người đứng trước sẽ được ưu tiên vào trước, rồi mới tới những người tiếp theo.
Quả thật người Nhật rất thích xếp hàng, dù ở hoàn cảnh khó nói nhất.
Bỏ giấy vệ sinh sau khi dùng
Giấy vệ sinh sau khi xử dụng cho vào bồn cầu xả trôi đi.
Vì loại giấy này chuyên sử dụng cho nhà vệ sinh, có khả năng phân hủy nên bạn không cần phải lo lắng nghẹt cống.
Nếu bạn không biết mà bỏ giấy đã dùng rồi vào thùng rác sẽ làm phiền người tiếp theo, chú ý vấn đề này nhé các bạn.
Tư thế ngồi?
Ngồi như thế nào là đúng khi dùng bồn vệ sinh truyền thống kiểu Nhật?
Bên phải là đúng, bên trái là sai tư thế, phải ngồi hướng vào phần mái vòm.
Cách thức xả nước?
Không giống như những bồn cầu ở Việt Nam dùng núi ấn xuống nước sẽ xả, ở Nhật người ta thường dùng cần gạt.
Theo thói quen nhiều người sẽ tìm nút ấn xả nước, nhưng thôi, khi sang Nhật hãy dừng việc đó lại, bạn chỉ cần quay lưng ngay phía sau sẽ thấy một chiếc cần gạt như hình minh họa bên phải phía trên.
Các nút rửa sau khi đi đại tiện
Bên phải tay bạn, bên hông bệ ngồi bạn sẽ thấy một bộ phận bồn cầu có những nút như thế này, sẽ rất khó nếu như bạn không biết tiếng Nhật, tuy nhiên, quan sát kỹ hình trên đó, bạn sẽ đoán được tác dụng của nó.
Tôi sẽ giải thích chức năng từng nút một, đầu tiên là bên trái ngoài cùng là nút tắt dừng nước. Nút thứ 2 là nút rửa hậu môn sau khi bạn đã dừng việc đi đại tiện, nút kế tiếp cũng vậy nhưng lực nước sẽ nhẹ nhàng êm ái hơn, tiếp theo là nút rửa cho phụ nữ sau khi đi tiểu tiện và cuối cùng là nút sấy khô. Tùy bạn là nam hay nữ mà chọn những nút phù hợp cho mình.
Ngoài ra để không cần chạm vào những nút ấy, người Nhật cho ra đời loại thao tác bằng sensor cảm ứng, nếu vậy thì sạch sẽ nhỉ.
Máy phát ra âm thanh
Để cho việc đi vệ sinh của chị em được thoải mái, âm thanh không vang ra phía bên ngoài làm chị em ngại ngùng, người ta có gắn thêm thiết bị phát ra âm trong nhà vệ sinh lấn át những âm thanh nhạy cảm kia đi.
Quá kỹ lưỡng, quá thấu đáo!
Bạn chỉ cần chạm nhẹ vào nó sẽ hoạt động.
Giấy lót khi ngồi đi đại tiện
Để phòng tránh việc dính bẩn của người đi trước, người ta dùng tấm giấy lót mới cho mỗi lần đi.
Sau khi dùng xong, sẽ bỏ nó vào bồn vệ sinh xả nước trôi đi.
Quá phục cách suy nghĩ của người Nhật, rất chu đáo, rất hiểu tâm lý con người khi có nhu cầu đi vệ sinh, làm cho mọi rắc rối đều được giải quyết.
Khi ở Nhật, chúng ta cố gắng nắm vững cách sử dụng nhà vệ sinh để không mang lại những phiền hà cho người khác nhé, chúc các bạn có thời gian sống tại Nhật thật thoải mái, vui vẻ.
Kengo Abe
Tham khảo: ToTo
Toilet sạch sẽ trái tim bạn cũng trở nên sạch sẽ