Hơn nửa triệu thanh niên Nhật Bản không thể đi học, đi làm, sợ tiếp xúc với người lạ

Họ sợ tiếp xúc với người lạ, một vấn đề nhỏ cũng khiến họ hoảng loạn.

Khi còn nhỏ, Nagisa Hirai là một bé gái hiếu động, thích chơi đá bóng cùng các bé trai hàng xóm. Nhưng những hạnh phúc thời thơ ấu đó tan biến trong ngày đầu cô bé tới trường. Cô bé sợ hãi, hoảng loạn sau khi không thể tìm thấy lớp học của mình.

Thời gian trôi đi, cô trở thành một “hikikomori”, một thuật ngữ tiếng Nhật dùng để mô tả hơn nửa triệu thanh niên trên toàn đất nước này. Hikikomori chỉ thích ở nhà và tránh tương tác với mọi người, trừ thành viên trong gia đình. Bất cứ điều gì khác lạ cũng khiến Hirai lo lắng, cô có thể bị hoảng loạn ngay cả khi chỉ quên đồ dùng học tập. Cô ngày càng ghét đi học và khiến cha mẹ của cô, những người vốn nghiêm khắc, phải ép cô tới trường.

1x-1-1480415784249Nagisa Hirai

Hiện tại, Hirai đã 30 tuổi và cô gần như đã khỏi nhưng vẫn có những ngày cô không thể rời khỏi giường để đi làm công việc bán thời gian tại một trường đại học.

Hikikomori không phải là một vấn đề mới và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang lên kế hoạch vận động họ thay đổi để trở bổ sung một lượng lao động đáng kể cho lực lượng lao động đang ngày càng già đi của Nhật. Ông Abe đã tuyên bố rằng sẽ ngăn chặn dân số Nhật giảm xuống dưới mức 100 triệu người từ mức 127 triệu người hiện tại và khiến các thành viên của xã hội có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng hikikomori. Hikikomori có thể xuất phát từ các yếu tố như bị bắt nạt ở trường học hoặc nơi làm việc, áp lực từ cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình về kỳ thi tuyển hoặc đợt phỏng vấn xin việc.

Giảm cân

Trong trường hợp của Hirai, cô vừa sợ hãi người lạ vừa có những suy nghĩ tiêu cực khi không thể tới trường. Cô trở nên biếng ăn trong thời gian học trung học bởi phải luôn luôn tìm cách khắc phục tình hình, lúc đó trọng lượng của cô chỉ còn có 30 kg.

“Tôi có thể ức chế cảm xúc của mình bằng cách kiềm chế sự thèm ăn”, Hirai nói. Cách thức này giúp cô có thể ra ngoài và gặp gỡ mọi người nhưng cô không thể tới trường và bỏ học trong khi các bạn bè cùng lớp của cô tốt nghiệp.

Hirai đã nhận được sự hỗ trợ của Đại học Shure, một trường phi lợi nhuận cung cấp một không gian không có áp lực cho những người như cô. Cô đã sống một mình trong gần 10 năm và cô cho biết đã cảm thấy khá hơn nhưng đôi lúc vẫn cảm thấy căng thẳng khi có người lạ xuất hiện quanh mình.
adbusters-112-hikikomori-s-1480415857345Hikikomori thường tự nhốt mình trong phòng, sợ tiếp xúc với người lạ, sợ ra ngoài

“Tôi rất sợ phải xa lánh xã hội một lần nữa”, cô chia sẻ. “Tôi luôn lo lắng về những người mà tôi sẽ gặp chứ chẳng quan tâm gì về việc tôi muốn làm gì. Cha mẹ tôi đều đã già và tôi mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở. Tôi luôn luôn lo lắng về tương lai, không biết phải sống tiếp như thế nào”.

Nhận thức tiêu cực

Kageki Asakura, một thành viên của Đại học Shure, chia sẻ rằng sự thiếu tự tin là một trong những lý do khiến nhiều người trở thành hikikomori. Nhận thức tiêu cực về thế giới bên ngoài cũng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Trong một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2014 được tiến hành trên những người trẻ tuổi ở bảy quốc gia trong đó có Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản xếp hạng thấp nhất về chỉ số tự hài lòng. Chỉ 7,5% thanh niên Nhật cảm thấy hài lòng với bản thân mình.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng Nhật Bản hồi tháng Chín, có khoảng 541.000 người Nhật trong độ tuổi từ 15 tới 39 là hikikomori, chiếm 1,6% dân số trong nhóm tuổi này. Một người được xác định là hikikomori nếu ở nhà và tránh tương tác với các thành viên không thuộc gia đình ít nhất trong sáu tháng gần nhất.

Giống như mọi người bình thường, hikikomori cũng già đi và người ta tự hỏi rằng họ sẽ làm gì để sống sau khi cha mẹ của họ qua đời.

Tác động tới nền kinh tế

Eriko Ito, một nhà tư vấn tại Viện Nghiên cứu Nomura ở Tokyo, cho biết các chính sách phù hợp như hỗ trợ tài chính và tư vấn có thể biến hikikomori gia nhập lực lượng lao động. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sản lượng tổng thể của nền kinh tế cũng như giảm chi phí cho phúc lợi xã hội.

“Chúng ta nên thay đổi suy nghĩ của mình về những khoản hỗ trợ hikikomori”, Ito nói. “Đây là một sự đầu tư chứ không phải là chi phí”.

p22-hornyak-i-called-him-necktie-a-20140914-1480415857349

Theo tính toán mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, mỗi đối tượng nhận phúc lợi khi trở thành người nộp thuế sẽ đóng góp cho tài chính quốc gia khoản tiền từ 78 tới 98 triệu yên trong suốt cuộc đời của họ.

Chính phủ Nhật cũng đang chó những chính sách hỗ trợ những người hikikomori và những thanh niên gặp khó trong việc sống tự lập khác. Họ đã thành lập các trung tâm tư vấn trên toàn quốc và có những nhân viên hỗ trợ tới từng nhà nhằm giúp đỡ những người không muốn rời khỏi nhà.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật cần có những cách tiếp cận khéo léo. Hơn 65% hikikomori được hỏi cho rằng họ không quan tâm tới những dịch vụ này bởi họ chẳng hề lo lắng về việc không thể giao tiếp hay cần người những khác chú ý tới mình.

“Chính sách lao động của Thủ tướng Abe đang gây áp lực với các hikikomori”, Asakura nói. “Ông Abe muốn họ trở thành người bình thường và có những thành tựu. Tại sao không để họ theo đuổi hạnh phúc?”.

(Nguồn Genk)

1

Hikikomori – Thế hệ thanh niên Nhật 10 năm không bước ra khỏi phòng

Dân tị nạn cafe internet: Góc khuất của Nhật Bản

Thế hệ thanh niên không tình dục, không yêu đương ở Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: