Yoshiwara- kỹ viện nổi tiếng một thời ở Tokyo
Một điều không ai có thể phủ nhận rằng, hiện nay, ngành công nghiệp sex mỗi năm mang về cho Nhật Bản hàng tỷ USD. Nhật Bản là một trong những nước có ngành công nghiệp sex lớn nhất châu Á và trên thế giới. Nhưng ít ai biết rằng, cách đây hàng trăm năm, công nghiệp này cũng đã rất phát triển…
Ở Nhật Bản thời Shinto, tình dục không phải là một điều cấm kỵ. Trong suốt thế kỷ 16 tới đầu thế kỷ 17, mại dâm phát triển mạnh tại Nhật Bản khi các con tàu Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Á bắt đầu xuất hiện tại đây.
Đến đầu thế kỷ 17, nạn “mua hoa bán phấn” lan rộng khắp nơi buộc Mạc phủ Tokugawa phải ban hành các quy chế nhằm hạn chế tình trạng này. Các cô gái hành nghề bị buộc phải tập trung tại một số địa điểm nhất định, gọi là các kỹ viện, trong số đó nổi bật nhất là khu phố kỹ viện Yoshiwara ở Edo ( thủ đô Tokyo này nay).
Những cô gái làm việc trong đây được gọi là kỹ nữ, tiếng Nhật gọi là Oiran, đây cũng được xem là một nghề trong xã hội phong kiến. Kỹ năng của họ là ca hát, kể chuyện , phục vụ rượu, ôm ấp khách hoặc bán dâm cho khách nếu hai bên đồng thuận.
Kỹ nữ cũng được chia ra thành nhiều đẳng cấp khác nhau, cao cấp nhất gọi là “Tayu”, có nhan sắc, giỏi kỹ nghệ, xuất thân từ gia đình có nề nếp nhưng sa cơ lỡ vận, chuyên phục vụ những khách hàng hạng sang, có chức, có tiền nên họ cũng nhận những đãi ngộ tốt hơn.
Còn những cô gái cấp thấp ở chung trong những căn phòng chật hẹp, ngay mặt tiền đường, để cho khách làng chơi đi qua nhìn mặt lựa chọn.
Khách ghé thăm cũng đủ thứ hạng người, từ bình dân đến cao cấp. Kết thúc đêm vui vẻ, sáng hôm sau họ sẽ quay lại thanh toán tiền, vị khách nào bùng tiền, thông tin đó sẽ được loan báo khắp các cửa hàng và ông ta sẽ không thể bước chân vào kỹ viện lần nào nữa.
Năm 1913 kỹ viện bị cháy trong sự nối tiếc của nhiều người và đến năm 1916, hình thức ngồi chờ trong ‘lồng’ ấy đã bị cấm, xã hội Nhật Bản dần thay đổi, Oiran với những quy tắc cứng nhắc, chuẩn mực quá cao khiến họ không còn thu hút nữa. Lúc này, Geisha bắt đầu lên ngôi với phong cách giản dị đời thường và có thể tiếp cận với số đông các tầng lớp xã hội.
Takahashi