“Thần phong” phi đội cảm tử
Chiến tranh là một điều tồi tệ nhất đối với nhân loại, tuy hầu hết mọi người không mong muốn, nhưng cũng đã không thể ngăn cản được điều đó. Mỗi quốc gia có một một lý do riêng cho cuộc chiến của mình, và mỗi người lính đều mang trên mình một nhiệm vụ riêng, dù muốn hay không thì họ vẫn phải hoàn thành trách nhiệm của mình.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã làm cho những quốc gia khác trên thế giới ngạc nhiên cũng như khiếp sợ với việc đào tạo thành lập “Kamikaze” ( biệt đội thần phong), các bạn đã từng nghe qua chưa?
Quân đội Nhật nói chung và không quân nói riêng, vào những giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ 2 được đánh giá là lực lượng có sức mạnh bậc nhất so với các quốc gia cùng tham chiến, điển hình là lúc bấy giờ không quân của Nhật sở hữu một loại máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất có tên gọi “ zero” được đánh giá là không có đối thủ ở thời điểm đó.
Tuy nhiên chi phí sản xuất loại phi cơ chiến đấu này rất cao, cộng thêm việc tiêu hao nhiên liệu khủng khiếp của nó, đã làm cho chính phủ Nhật phải hạn chế sử dụng, mặc dù sức mạnh của nó là “vô đối”. Đây là một trong những lý do mà biệt đội thần phong được thành lập.
Nếu đứng từ góc nhìn khách quan bên ngoài, thì đây bị xem là một việc điên rồ, bởi những chiến lược mang tính “dã man” của nó.
Trong tiếng Nhật, Kami là thần, Kaze là gió, khi ghép chung lại có nghĩ là thần gió (thần phong), có một truyền thuyết kể rằng ngày xưa khi bị quân Mông Cổ tiến quân đánh chiếm 2 lần, thì trong cả 2 lần này đều xuất hiện những cơn “cuồng phong” làm cho các tàu thuyền của quân Mông bị lật đổ, sau đó buộc phải rút quân về nước. Kể từ đó “gió” được xem như 1 vị thần luôn đứng ra bảo vệ cho những người dân nơi đây.
Nếu đột nhiên bạn hỏi 1 người là họ có muốn chết hay không? Tôi nghĩ sẽ không ai muốn điều đó, nhưng đối với những người lính trong chiến tranh, ngoài nhiệm vụ cao cả là phải bảo vệ đất nước, họ còn phải bảo vệ gia đình và những người xung quanh mình, vì nếu “nước mất thì nhà tan”, thậm chí điều tồi tệ hơn là có thể mọi người trong gia đình của họ sẽ bị bắt làm tù nhân, làm nhục và bị giết hại dã man. Vì những lý do đó nên họ phải chiến đấu đến cùng, quyết tâm chiến thắng bằng mọi cách cho dù biết trước mắt mình chỉ có con đường “chết”.
Vào thời điểm này, việc dùng tên lửa trong các cuộc chiến chưa phát triển, nên nhiệm vụ của các “thần phong” cũng tương tự như tên lửa ngày nay, đó là lái những chiến đấu cơ chở đầy bom, sau đó nhắm thẳng vào các mục tiêu và chiến hạm của địch mà tông vào “tự sát”.
Đây được xem như một nhiệm vụ cao cả, hy sinh cho đất nước và dân tộc. Trước khi thực hiện nhiệm vụ các thần phong sẽ mặc trên người bộ trang phục màu trắng, quấn thêm một chiến khăn trắng có thêu hình quốc kỳ của Nhật trên đầu, và viết một lá thư tuyệt mệnh gửi lại cho gia đình, người thân sau đó họ sẽ “ra đi mãi mãi”.
Đặc điểm chung của những người lính này là tuổi đời còn rất trẻ (để không phải vướng bận mhiều về gia đình, vợ, con), sự “ra đi” của họ hoàn toàn không để lại bất cứ một dấu vết nào, vì tất cả đều bị “mất xác”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những bức thư tuyệt mệnh sẽ được chuyển đến gia đình hoặc người thân của họ, như một lời báo rằng “xin lỗi, con đã ra đi”. Sau đó gia đình sẽ lập các nấm mộ “giả” và mang những búp bê hình thiếu nữ đặt lên đó với ý nghĩa bầu bạn cùng họ nơi suối vàng.
Ở thủ đô Tokyo có một ngôi đền gọi là Yasukuni, nơi đây nổi tiếng với những cây hoa anh đào tuyệt đẹp, và cũng là ngôi đền tưởng niệm tất cả những người lính Nhật đã hy sinh trong chiến tranh.
Việt Nam cũng như Nhật Bản đều bị chiến tranh tàn phá, và có lẽ mỗi người chúng ta đều hiểu những cảm giác mất mát đau thương đó.
Nếu các bạn có cơ hội đến Nhật, hãy một lần ghé thăm ngôi đền tưởng niệm Yasukuni và bảo tàng chiến tranh nơi này nhé!
Kengo Abe
Loạt hình đặc biệt những võ sĩ Samurai Nhật cuối cùng