10 điều mê tín mà người Nhật Bản vẫn tin
Hầu như người ta sống trên đời này đều không tin vào ma quỉ tuy nhiên vẫn còn hiện hữu trên thế giới nhiều điều mê tín. Những niềm tin đó dù chưa được khoa học chứng minh nhưng lại là những qui luật ngầm liên kết các chuỗi sự kiện, tạo nên mối quan hệ nhân quả siêu nhiên mà con người luôn tin trong một khoảng thời gian dài.
Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Có nhiều những điều mê tín họ tin là thật và tùy người sẽ có từng cách ứng xử khác nhau. Dưới đây là 10 điều mê tín người Nhật Bản tin.
1. Xe tang/ xe cứu thương
(Nguồn ảnh: howibecametexan.com)
Khi có một chiếc xe tang (霊柩車 reikyusha) hay xe cứu thương chạy ngang, bạn không được nhìn hay nghe gì cả. Nhưng trong trường hợp bạn phải bị nghe, bạn phải luồn ngón tay cái bên trong và nắm chặt bàn tay lại. Trong tiếng Nhật, ngón tay cái là oyayubi (親指/お やゆび) nghĩa là “ngón tay cha mẹ”. Do vậy, hành động này là để bảo vệ cha mẹ. Người ta tin rằng linh hồn người chết sẽ bám víu trên chiếc quan tài. Nếu bạn không che ngón tay cái lại khi có chiếc xe tang chạy ngang qua, linh hồn đó sẽ xâm nhập cơ thể bạn qua… ngón cái. Nhiều người Nhật khi đi ngang qua lễ tang hay nghĩa địa đều giấu đi ngón cái của mình.
2. Cắt móng tay ban đêm
(Nguồn ảnh: lolwot.com)
Theo như điều dị đoan này, người ta tin rằng đồ cắt móng tay ẩn chứa một sức mạnh siêu nhiên là reiryoku (霊 力/れいりょく) có thể làm quỉ dữ hiện hồn. Bên giữa đồ bấm móng tay có một khoảng trống mà khi cắt, quỉ dữ có thể xâm nhập vào bên trong, tấn công bạn. Điều mê tín này được đồn thổi vào thời mà điện chưa có nên trong thời hiện đại ngày nay, người ta không còn nghe đến nữa. Tuy nhiên, cắt móng tay trong điều kiện đèn đóm sáng sủa thì vẫn hay hơn chứ nhỉ.
3. Huýt sáo vào ban đêm
(Nguồn ảnh: jpninfo.com)
Vào thời xưa, bọn trộm hay ra hiệu với nhau bằng tiếng huýt sáo nên bây giờ, bạn đã hiểu vì sao bạn đừng huýt sáo hay thổi sáo gì cả – bạn đang mời bọn trộm vào nhà đấy!
4. Cắm thẳng đũa vào chén cơm
(Nguồn ảnh: blog-imgs-78.fc2.com)
Đây không chỉ là một hành động khiếm nhã mà còn bị xem là điềm gở nữa. Nguyên nhân cũng đơn giản thôi: người ta chỉ cắm đũa vào chén cơm trong các buổi tang lễ và đồ ăn lúc này là để dâng cho người chết.
5. Bẻ lược
(Nguồn ảnh: ritournelleblog.com)
Nếu bạn vô tình bẻ lược, đây cũng có thể xem là một điềm xui. Những năm về trước, lược là một món đồ cực kì đắt đỏ, vì thế điều mê tín này cũng không hẳn là không có cơ sở đâu: bạn sẽ phải trả một số tiền cực “chát” túi tiền để mua một cây lược mới.
6. Đừng dẫm rìa tấm thảm tatami
(Nguồn ảnh: livedoor.blogimg.jp/)
Nếu bạn có dẫm lên rìa tấm thảm tatami Nhật Bản, điều này bị xem là một vận đen. Hãy nhìn kĩ hơn, bạn sẽ thấy tấm thảm tatmi có phần rìa bằng lụa và một số gia đình họ may huy hiệu gia tộc trên đó. Vậy nên, dù vô tình hay sao, dẫm lên niềm tự hào của họ cũng bị xem là hành động bất lịch sự và điềm gở.
7. Giấu rốn đi
(Nguồn ảnh: blogimg.goo.ne.jp)
Điều mê tín này khiến các bậc phụ huynh cứ buồn phiền khi thấy con gái tuổi mới lớn của mình ăn diện những chiếc áo hở rốn. Chuyện bắt đầu thế này, theo như truyền thuyết Nhật Bản, thần Raijin – vị thần sấm sét, tia chớp, khi giáng trần sẽ ăn rốn (hay nguyên cả phần bụng) của trẻ con. Đi với lôi thần Raijin có lục vĩ Raijuu hay trốn trong rốn người ngủ. Nếu thần Raijin muốn đánh thức Raijuu dậy chỉ có nước dùng sấm sét thôi. Do vậy, nếu không muốn bị lục vĩ Raijuu trốn vào bụng và sau đó bị sét đánh ngay bụng, khi ngủ đừng giở bụng lên nhé ^^
8. Đừng nằm ngủ theo hướng Bắc
(Nguồn ảnh: livedoor.blogimg.jp)
Trong những buổi tang lễ, thi hài người chết được đặt với đầu hướng về phía Bắc. Do đó khi ngủ, người Nhật cũng quan trọng xem đầu mình sẽ hướng về đâu và họ rất kiêng kị chuyện nằm đầu quay đầu theo hướng bắc. Kết quả là họ sẽ gặp những chuyện không may, hoặc có khi sẽ chết trong giấc ngủ vì thần chết hay bắt những người ngủ quay đầu về hướng Bắc lắm.
9. Đừng viết tên ai với mực đỏ
(Nguồn ảnh: fluentu.com)
Việc bạn viết tên ai đó bằng mực đỏ là một hành động không tốt và sẽ mang đến những điều tiêu cực. Nguyên nhân là do bia mộ người Nhật Bản có tên các thành viên trong gia đình được viết bằng mực đen và mực đỏ. Những ai đã chết được ghi bằng mực đen còn người còn sống ghi bằng mực đỏ. Người Nhật tin rằng việc viết tên bằng mực đỏ sẽ là điềm gở và điều này cũng áp dụng trong xã hội ngày nay.
10. Số 4
(Nguồn ảnh: cruise.co.uk)
Trong tiếng Nhật, “chi, ni, san, chi” là “một, hai, ba, bốn”. Số 4, “shi” (四) cũng có nghĩa khác là “shi” (死) “chết”. Vì thế, những gì liên quan đến 4 đều bị hạn chế cả. Phòng số 4 cũng hiếm thấy và cũng ít ai tung ra một bộ 4 sản phẩm cả.
(Nguồn japantourlist)