Bí ẩn đằng sau những thanh kiếm Nhật Katana

Từ trước đến nay,theo quan niệm của người Nhật , thanh kiếm Katana chính là biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự trung thành và tinh thần thượng võ của những võ sĩ Samurai, ngoài ra chúng còn được xem như một nét văn hoá truyền thống đặc trung của đất nước mặt trời mọc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của những thanh kiếm này nhé.

Kiếm qua các thời kỳ

Trước đây tất cả mọi người ai cũng có thể sử dụng kiếm, nhưng vào khoảng thời gian 1588 thì ngoài các võ sĩ samurai ra thì kông ai được quyền sở hữu chúng, một thời gian sau, các sumurai bị chính phủ trù dập, khoảng năm 1876 thì việc họ sở hữu kiếm cũng bị cấm theo, lúc này những đặc quyền sử dụng kiếm được trao lại cho công an và quân đội, nhưng sau khi các cuộc chiến tranh kết thúc, chính phủ lâm thời đã ban hành các thực thi cải cách, trong đó có việc cấm tất cả mọi người không được sử dụng kiếm, trừ những trường hợp đặc biệt,  có giấy phép đăng ký hoặc dùng vào mục đích trưng bày.

Kiếm Katana, biểu tượng của các samurai

Đối với một samurai thì thanh kiếm là thứ không thể thiếu, nó không những là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn thể hiện cho tinh thần, phẩm giá và danh dự của họ. “Kiếm còn người còn, kiếm mất người cũng mất ”. Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình, và sẽ truyền chúng lại cho các thế hệ tiếp theo.

Ý nghĩa và cách rèn một thanh Katana

Người Nhật đã có một truyền thống rèn kiếm lâu đời. Kiếm, ngọc và gương là ba bảo vật truyền quốc, được coi như biểu tượng của hoàng gia. Thời xa xưa, phong tục cổ truyền của Nhật Bản là khi gia đình sinh một đứa con trai, mỗi người dân trong làng sẽ đến mừng cho quý tử mỗi người một ít mạt sắt. Sắt đó sau này, khi cậu bé trưởng thành, sẽ được một kiếm sư rèn thành thanh kiếm cho cậu.

Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới ( giống như lễ rửa tội), cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để rèn kiếm. Người ta nói rằng, kiếm sư rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất, tập trung toàn bộ tinh thần từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.

Thanh kiếm katana không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí chiến đấu, mà  còn mang nhiều ý nghĩa khác tượng trưng cho chủ nhân của nó. Vì vậy trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp hay không? mà đôi khi còn lấy cả bản thân ra để thử có “ vừa ý” hay không.

Trui mài lưỡi kiếm

Sau khi rèn xong, là đến giai đoạn mài và đánh bóng kiếm. công việc này không hề đơn giản mà phải qua 13 giai đoạn, dùng 13 loại đá mài, 13 động tác khác nhau, và mất trung bình 120 giờ. Trước khi mài, phải nghiên cứu kỹ càng “thớ thép” và “lõi thép” của thanh kiếm, không phải cùng một lúc mà phải mài từng chút một. Việc giữ sao cho tay phải và tay trái gần như cân bằng tuyệt đối là một thao tác cực kỳ quan trọng ở giai đoạn này,  vì nếu  chỉ cần mất tập trung thì có thể hỏng luôn cả lưỡi kiếm ngay lập tức.

Người Nhật quan niệm, một thanh kiếm tốt là phải “ tâm linh tương thông” với chủ nhan của nó, vì vậy mài kiếm chủ yếu là làm sao cho thanh kiếm toát lên được  “cái thần” mà mọi người khi nhìn vào có thể cảm nhận được điều đó. Có làm được như vậy thì mới được xem là thành công và cho ra đời một thanh “ hảo kiếm”.

Giá trị nguyên bản

Ngay từ thế kỷ 13, kiếm Nhật đã nổi tiếng trên thế giới mà không nơi nào sánh kịp. Người Trung Quốc lúc bấy giờ cũng nói nhiều đến “bảo kiếm” nhưng phần lớn là trên lý thuyết, chỉ nghe mà không thấy. Với Nhật, thìu Katana là một minh chứng thực tế có thật, và nhiều người đã sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn để được sở hữu những “báu vật” này.

Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 19, người Âu châu mới đủ trình độ để làm ra được những hợp kim có thể sánh ngang với thép Nhật lúc bấy giờ (trước đó 600 năm).

Người ta nói kiếm Nhật ” chém sắt như chém bùn”, không biết có bạn nào được tận mắt chứng kiến chưa nhỉ ?

Hải Âu

Loạt hình đặc biệt những võ sĩ Samurai Nhật cuối cùng

Mổ bụng tự sát – Niềm tự hào của các Samurai

Nữ Samurai có hay không?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: