Góc khuất đáng sợ trong xã hội Nhật Bản và nguyên nhân bấy lâu quốc gia này muốn chối bỏ

Trái với những hình ảnh đẹp đẽ thường thấy, xã hội Nhật Bản tồn tại rất nhiều góc khuất khiến cho chúng ta phải ngỡ ngàng.

Tôi đang ngồi trên ghế chờ tại một phòng khám tâm thần ở miền Nam Nhật Bản, lật giở vài trang truyện tranh của họa sĩ Torisugari. Người họa sĩ đang ngồi ngay bên cạnh tôi, kể tóm tắt về câu chuyện với giọng trầm đều.

Chúng tôi dừng lại trước hình ảnh nhân vật chính của bộ truyện tên Watashi đang rơi xuống hố sâu ngay dưới chân mình với câu thoại: “Tại sao cả thế giới đều quay lưng lại với tôi? Tôi không thể đứng dậy nổi nữa!”.

Nhân vật chính của bộ truyện tên Watashi đang rơi xuống hố sâu ngay dưới chân mình với câu thoại: “Tại sao cả thế giới đều quay lưng lại với tôi? Tôi không thể đứng dậy nổi nữa!”.

Hình ảnh đó chính là họa sĩ Torisugari hơn một thập kỷ trước đây. Là một cán bộ công chức với thời gian làm việc không tưởng, thường xuyên mất ngủ, tới một ngày, anh phát hiện trong đầu mình luôn ám ảnh một ý nghĩ duy nhất là “mình phải chết”.

Torisugari không biết chuyện gì đang xảy ra với chính bản thân mình và nỗi sợ hãi đó càng ngày càng khắc sâu thêm khi những người xung quanh không thể hiểu được anh.

Thay vì nói với bố mẹ về việc mình đang cảm thấy ra sao, anh đã giữ bí mật việc mình muốn tự tử và tới bác sĩ kiểm tra tim và tất nhiên tim anh chẳng có vấn đề gì cả.

Ở tuổi 29, Torisugari rất bối rối khi phải cầu xin mẹ đừng bao giờ để anh ở nhà một mình. Trước tình trạng đó, bố anh khăng khăng nghĩ rằng anh làm vậy vì muốn gây sự chú ý. Bạn bè anh cũng có chung ý nghĩ và khuyên anh nên ra ngoài vận động.

Tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chàng công chức trẻ dường như tan biến. Thế giới trở thành một nơi hoàn toàn xa lạ và các mối quan hệ xung quanh anh trở nên vô cùng rời rạc.

Cuối cùng, một bác sĩ đã chẩn đoán Torisugari bị trầm cảm – một từ không hề có trong từ điển của anh.

Torisugari được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. (Ảnh minh họa)

“Trầm cảm” từng là một khái niệm hoàn toàn xa lạ ở Nhật Bản

Việc này cũng không có gì bất thường bởi cho đến cuối những năm 1990, ngoài các bác sĩ tâm thần, rất ít người ở Nhật Bản biết đến khái niệm “trầm cảm”.

Nhiều người cho rằng đó đơn giản là vì người Nhật Bản không bị trầm cảm. Họ tìm cách để quen với cảm xúc này và điều đó có khi theo họ suốt cả cuộc đời.

Và họ cố gắng diễn đạt cảm xúc đó một cách “thẩm mỹ” hơn trong nghệ thuật, phim ảnh, trong niềm vui thưởng thức vẻ đẹp phù du của hoa anh đào.

Một nguyên nhân nữa chính là quan niệm cố hữu của nền y tế Nhật Bản về tình trạng trầm cảm. Tại quốc gia này, trầm cảm được coi là một căn bệnh về thể chất chứ không phải là sự kết hợp giữa thể chất và tâm lý như các nước phương Tây.

Vì chẩn đoán này ít khi được đưa ra nên những bệnh nhân có biểu hiện đặc trưng của trầm cảm thường chỉ được các bác sĩ khuyên nên nghỉ ngơi.

Tất cả những điều này khiến cho Nhật Bản trở thành thị trường kém tiềm năng nhất cho các nhà sản xuất thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20, chiến dịch quảng cáo rầm rộ của một công ty dược Nhật Bản đã khiến cho tình hình đảo lộn hoàn toàn.

Tất cả những điều này khiến cho Nhật Bản trở thành thị trường kém tiềm năng nhất cho các nhà sản xuất thuốc chống trầm cảm. (Ảnh minh họa)

Trong chiến dịch này, trầm cảm được nhắc đến với cái tên kokoro no kaze – tạm dịch là cơn cảm lạnh của tâm hồn. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai và có thể dùng thuốc để chữa trị.

Số người bị chẩn đoán rối loạn cảm xúc ở Nhật đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 4 năm cùng với sự bùng nổ của thuốc chống trầm cảm. Năm 2006, giá của thuốc chống trầm cảm đã tăng gấp 6 lần so với 8 năm trước.

Chiến dịch nâng cao ý thức của xã hội về trầm cảm

Tại một đất nước “cởi mở” với những lời thú nhận từ những người nổi tiếng như Nhật Bản, từ diễn viên cho tới phát thanh viên giờ có vẻ như luôn sẵn sàng thú nhận họ đã từng bị trầm cảm.

Căn bệnh mới này không chỉ được chấp nhận mà thậm chí có chút gì đó còn được coi là thời thượng.

Trầm cảm còn “bước chân” tới cả tòa án khi gia đình của một thanh niên tên Ichiro Oshima kiện Dentsu, công ty quảng cáo lớn nhất Nhật Bản, buộc công ty này phải chịu trách nhiệm cho cái chết của Oshima sau nhiều tháng làm việc quá tải.

Vì làm việc quá tải mà nhiều người đã rơi vào tình trạng trầm cảm.

Cuộc chiến công lý thu hút sự quan tâm rất lớn từ phía dư luận khi luật sư của gia đình Oshima đưa ra hai luận điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, trầm cảm có thể xuất phát từ hoàn cảnh sống của một người, bao gồm làm việc quá tải chứ không phải là căn bệnh di truyền như công ty Dentsu biện hộ.

Thứ hai, quan niệm bấy lâu của người Nhật Bản rằng tự tử là ý định hoàn toàn minh bạch, thậm chí đáng được khâm phục, là không hề đúng đắn.

Điều này đã làm kinh động tới cả những lãnh đạo cấp cao của đất nước mặt trời mọc. Căn bệnh tinh thần trước đây được coi là chuyện nội bộ gia đình nay trở thành tâm điểm của các phong trào công nhân.

Luật chống tự tử được ban hành năm 2006, với hi vọng giảm thiểu tỷ lệ tử tử và công nhận đó là một vấn đề xã hội chứ không còn là vấn đề của riêng cá nhân nữa.

Từ năm 2015, Nhật Bản đã đưa ra chương trình tầm soát trầm cảm tại nơi làm việc. Một bộ câu hỏi về các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trầm cảm được phát cho các y bác sĩ để họ dễ phát hiện và chữa trị cho những nhân viên cần điều trị y tế.

Và tất nhiên, kết quả hoàn toàn được giữ bí mật với công ty tuyển dụng. Đây là quy định bắt buộc đối với tất cả các công ty có từ 50 nhân viên trở lên và khuyến khích áp dụng đối với các công ty nhỏ hơn.

Từ năm 2015, Nhật Bản đã đưa ra chương trình tầm soát trầm cảm tại nơi làm việc.

Cuộc chiến không hề đơn giản

Với rất nhiều ý kiến tranh luận từ phía công chúng, sự ủng hộ về mặt y tế và của những người nổi tiếng, cùng những biện pháp tiến bộ tại nơi làm việc như vậy, liệu Nhật Bản giờ đã “tin” trầm cảm thực sự tồn tại?

Câu trả lời là có thể có hoặc có thể không. Bằng chứng về biên độ con lắc từ hướng ngược lại là ngày càng nhiều người xin nghỉ làm và nghỉ ốm vì bị trầm cảm.

Điều này có vẻ khiến đồng nghiệp của họ bức xúc vì phải gánh việc thay và thậm chí bây giờ còn xuất hiện mối nghi ngờ nhiều người lạm dụng chẩn đoán này để nghỉ việc.

Chính vì vậy, mặc dù nhận thức của xã hội về trầm cảm ngày càng cao, khiến những người mắc bệnh có thể cởi mở khi nói về tình trạng của mình hơn nhưng khi quay trở lại làm việc sau quá trình điều trị, họ lại phải chịu những “lời ong tiếng ve” về việc giả vờ bị bệnh để nghỉ việc.

Nhiều người Nhật giờ đây đã cởi mở hơn khi thừa nhận mình bị trầm cảm.

Các hạn chế của chiến dịch “cơn cảm lạnh của tâm hồn” ngày càng rõ ràng hơn. Lúc mới bắt đầu, chiến dịch này bị lên án vì khiến nhiều người hiểu nhầm giữa một cơn cảm lạnh thông thường và trầm cảm.

Tuy nhiên, vượt qua những chỉ trích đó, Nhật Bản đã dần thừa nhận một vài căn bệnh về thể chất và tâm hồn có quan hệ mật thiết với thái độ về công việc, ví dụ như trách nhiệm với đồng nghiệp chẳng hạn.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng là một công việc rất phức tạp và cần nhiều thời gian.

Không ai biết con người hiện tại của Torisugari có tốt hơn khi anh phải chịu đựng căn bệnh tinh thần và sự hiểu nhầm của mọi người xung quanh như trước đây hay không.

Đó là lý do tại sao anh ấy quyết định vẽ lên bộ truyện chúng ta đang đọc bây giờ và nó đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ phía dư luận.

Đối với chàng họa sĩ trẻ, đó là cách để giải tỏa mà bác sĩ tâm lý gọi là “liệu pháp truyện tranh”. Qua đó, nhiều người, dù bị trầm cảm hay không, sẽ cái nhìn thấu hiểu hơn về căn bệnh này.

(Nguồn Soha)

Du học sinh Việt tại Nhật Bản làm thêm tới kiệt sức: Cuộc sống ở Nhật thực sự “rất khổ”?

Dân tị nạn cafe internet: Góc khuất của Nhật Bản

Nỗi ám ảnh và hội chứng xa lánh cộng đồng của giới trẻ Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: