Tìm hiểu về loài gà Onagadori, thú nuôi sang chảnh năm Đinh Dậu

Năm mới tết đến bạn muốn tìm một loài vật nuôi có thể làm kiểng trong nhà và mang lại may mắn thì không có lựa chọn nào hơn loài gà Onagadori có nguồn gốc từ thành phố Nankoku, tỉnh Kochi Nhật Bản.

Onagadori là một trong 20 giống gà nội địa tuyệt vời nhất Nhật Bản, được lai tạo, chăm sóc rất kỹ lưỡng, độ dài của chiếc đuôi sẽ tăng liên tục trong suốt vòng đời, có thể lên đến trên 7 mét. Do vậy, nó được coi là kỳ lạ nhất trong số 10.000 loài động vật lông vũ, có thể nói người chủ nhân ra giống gà này đã đặt vào rất nhiều tâm huyết trong quá trình lai tạo ra chúng.

Con gà Onagadori đầu tiên

Được biết cách đây 200 năm vào thời Minh Hòa (Meiwa, 1764-1772), con gà đuôi dài đầu tiên được lai tạo thành công bởi một thợ cắt tóc tên là Riemon, và ông đã dâng nó cho vị lãnh chúa Yamanouchi của vùng Tosa- han (chính là tỉnh Kochi ngày nay), ông đã rất vui mừng và thưởng cho Riemon 57 gam Bạc và từ đó giống gà này đã được bảo tồn cẩn thận.

Onagadori được giới thiệu thông qua từ điển bách khoa bỏ túi “Shouhinkou” của nhà sinh học Hiroyasu Nishimura xuất bản năm 1857, bài viết nhấn mạnh đến độ quý hiếm và quá trình lịch sử của chúng.

Đặc điểm

Màu sắc

Gà onagadori độc đáo ở phần trăm lông phụng, lông măng cũng như lông mã phát triển suốt đời. Có nhiều cấp độ chất lượng ở gà onagadori: cấp độ cao nhất là những con có từ hai đến ba cặp lông phụng và từ 60 đến 70% đuôi không qua quá trình thay lông.

Chất lượng của gà onagadori cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dưỡng và chất lượng di truyền, không thể phát huy được độ dài mong muốn nếu chế độ nuôi dưỡng không thích hợp.

Gà Chuối (jidori)

Được nuôi và lai tạo một cách phổ biến ở vùng lân cận thành Nankoku và tỉnh Tosayamada- cho trong nhiều năm.

Một cá thể shokoku với lông đuôi mọc dài liên tục đột nhiên xuất hiện và tạo nên gống gà onagadori, lông cánh có các màu trắng, đen, lục, vàng và về mặt di truyền, biến thể chuối gần với giống gà shokoku.

Gà Khét (Shojo)

Màu này được cho là đã tuyệt chủng vào năm 1980, hiện nay, nhiều người Nhật đang nỗ lực tái tạo biến thể màu khét bằng cách lai tạo những con cùng huyết thống với nhau.

Nhạn

Có hai truyền thuyết về nguồn gốc của biến thể nhạn. Một cho rằng vào thời Minh Trị, Gà nhạn là một đột biến màu sắc của giống gà shokoku. Thuyết khác lại cho rằng, hai nhà lai tạo Kikujiro và Kusujiro ở thành Nankoku mua một con gà lơ-go (leghorn) từ nhà lai tạo Yasuji Matsuzakaya. Sau đó họ lai gà lơ-go với Gà chuối tạo ra dòng gà đuôi dài màu trắng.

Tập tính sống

Gà onagadori mái đẻ và ấp trứng rất giỏi, nếu nuôi số lượng lớn thì nên ấp nhân tạo và nuôi gà con trong chuồng ấm và khô. Quá trình tuyển chọn dựa vào tính tình (gà quá dữ sẽ tự cắn đuôi của chính mình, gà hiền lành và thuần dễ nuôi hơn), số lượng lông đuôi (mỗi con gà trống phải có trên 40 lông đuôi, lông phụng) và lông mã.

Gà onagadori, vốn phát triển trong vùng khí hậu ôn hòa của đảo Shikoku, miền nam Nhật Bản, phù hợp với khí hậu không quá nóng hoặc lạnh. Nếu nuôi ở vùng lạnh hơn thì nên sưởi chuồng. Nếu nuôi ở vùng nóng hơn thì cần tạo bóng mát và thông thoáng.

Nếu gà đột nhiên bị căng thẳng, chẳng hạn như bị rượt đuổi bởi chó, mèo hay trẻ con, chúng có thể phản ứng bằng cách gồng cứng lông rồi sau đó thay hết những lông này. Gà trống dùng để lai tạo thường bị rụng 3/4 số lông trước đó vì những hoạt động mạnh bạo khi bắt cặp.

Ở Việt Nam năm nay cũng nở rộ trào lưu nuôi gà Onagadori đón Tết, cặp gà đuôi dài được bán với giá 65 triệu đồng, rất nhiều đại gia Việt mua về để cầu may dịp tết Đinh Dậu dù giá cả không hề rẻ chút nào.

Nhưng nếu so về chất lượng lông và độ đẹp của đuôi thì không đâu bằng gà Onagadori tại Nhật. Nếu có cơ hội bạn nhớ ghé Kochi để nhìn ngắm những chú gà thuần chủng và đẹp nhất để gặp nhiều may mắn nhé.

Chisai Yuki

Trứng gà thơm mùi trái cây tươi

Visa cho thịt gà Việt đi Nhật

“Cứ bỏ Tết cổ truyền rồi có ngày các bạn sẽ ân hận như chúng tôi” – lời cảnh tỉnh người Nhật dành cho chúng ta!

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: