Ni cô Nhật Bản: “lấy chồng và sinh con” để duy trì truyền thống Phật Giáo

Trong bối cảnh nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, Nhật đang đối mặt với tỷ lệ kết hôn và sinh giảm, thì các dịch vụ mai mối và hẹn hò bùng nổ tại xứ sở hoa anh đào cũng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên đây không phải là trường hợp tìm bạn đời bình thường, bởi người phụ nữ trong cuộc là một ni cô.

Buổi gặp gỡ diễn ra tại ngôi chùa từ thế kỷ 17, Sanjo Betsuin, ở thành phố Sanjo, tỉnh Niigata. Nhân vật chính ở đây là cô Mine Mori, năm nay 32 tuổi, khi tham dự sự kiện se duyên đầu tiên ở Nhật Bản dành cho các nữ tu, thì trên tay của cô vẫn còn đang cầm một quyển kinh Phật.

Ảnh: Robert Gilhooly/Telegraph

Khẽ liếc nhìn người đàn ông đối diện với ánh mắt e dè, Mine Mori bộc bạch những sở thích của mình rằng cô yêu mèo, yêu âm nhạc và mê món cà ri cay, sống độc thân 10 năm nay, vì không có thời gian để giao lưu do quá bận rộn nên khi nghe nói có “dịch vụ” mai mối tìm bạn đời thì cô đã tìm đến để thử vận may.

Nhà sư Yuki Taawa nói chuyện cùng một cô gái trong buổi làm quen (Ảnh: Telegraph)

Người mà cô vừa tìm được qua buổi mai mối tên là Yohji Mori, 37 tuổi. Anh là nhân viên của một công ty chuyển phát thức ăn, vẫn còn độc thân, mong muốn tìm được cô vợ có việc làm ổn định.

Anh tâm sự rằng, “Tôi từng có nhiều người bạn gái trong quá khứ, nhưng bây giờ tôi muốn kết hôn. Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một cuộc hẹn hò “tàu nhanh”, hy vọng sẽ mang đến cho tôi một kết quả tốt”.

Những con số biết nói

Theo con số thống kê của Nhật Bản thì số cặp vợ chồng kết hôn ở nước này giảm kỷ lục kể từ thời gian sau chiến tranh.

Khoảng 650.000 người dân Nhật Bản bước vào cuộc sống hôn nhân, và độ tuổi kết hôn cũng ngày càng tăng cao, từ  31 tuổi đối với nam, và 29 với nữ giới.

Nguyên nhân là do đâu?

Hình ảnh trao đổi trong một cuộc mai mối (Ảnh: Telegraph)

Chi phí nuôi dạy con cái, kinh tế suy thoái, giới trẻ không muốn ràng buộc bởi cuộc sống hôn nhân gia đình.

Vì vậy, chính phủ và các công ty tư nhân đang đầu tư vào các sự kiện mai mối để khuyến khích  người dân kết hôn và “duy trì nòi giống”.

Trong đó, ni cô và các nhà sư cũng trở thành đối tượng của các cuộc se duyên, vì theo truyền thống Nhật Bản, các ni cô, sư thầy có thể kết hôn, sinh con để duy trì truyền thống cha truyền con nối trong các ngôi chùa.

Ảnh hưởng của nền kinh tế

Theo kết quả cuộc khảo sát vào năm 2010 của Viện Nghiên cứu Dân số và An ninh Xã hội Nhật Bản, một phần tư số nam giới nước này trong độ tuổi từ 30 tới 39 chưa từng quan hệ tình dục. Con số này đã tăng lên 3% so với cuộc khảo sát tương tự vào năm 1992.

Yoko Itamoto, một người làm nghề mai mối cho biết, “việc ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, khiến nhiều nam giới phải vất vả tìm một công việc ổn định để có thể chăm lo cho gia đình nếu kết hôn”.

Khó khăn chồng chất

Vấn đề hôn nhân gia đình đối với phụ nữ bình thường đã khó, với các nhà sư và ni cô trong chùa càng khó hơn gấp nhiều lần bởi phạm vi các mối quan hệ bị hạn chế, nhưng cần phải có con nối dõi để duy trì nòi giống, cũng như các hoạt động trong chùa.

Chính vì thế các dịch vụ mai mối mở ra như “vị cứu tinh”, hỗ trợ cho các nhà sư và ni cô trong việc tìm được một nửa còn lại của cuộc đời họ.

Tu hành mà cũng được kết hôn, sinh con cái. Các bạn có thấy kỳ lạ không?

Hải Âu

Nỗi buồn của Phật giáo ở Nhật Bản

1000 năm linh thiêng trên núi Kou-ya

Ngôi chùa nổi tiếng thiêng nhất ở Kyoto

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: