Lợi nhuận “không tưởng” từ các ngôi chùa

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, các tín đồ của phật giáo hầu như có mặt trên tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản.

Tuy có cùng một tôn giáo, nhưng ở mỗi quốc gia có một qui định khác nhau, sao cho phù hợp với văn hoá cũng như phong tục tập quán của người dân nơi đó.

Vậy phật giáo ở Việt Nam và Nhật Bản có gì khác biệt?

 

1. Người tu hành có thể ăn tất cả thịt, cá…và lập gia đình

Ở Việt Nam thì những người tu hành trong các ngôi chùa tất cả đều phải ăn chay, không được kết hôn, đó là một chuyện hiển nhiên và hầu như tất cả mọi người đều biết, thậm chí là những người không phải tín đồ phật giáo cũng hiểu rõ vấn đề này.

Thế nhưng ở đất nước Mặt trời mọc thì ngược lại, những người tu hành có thể ăn uống thoải mái và kết hôn, sinh con như bất cứ một người bình thường nào.

Và con cái của họ sau khi lớn lên, hầu hết được cho đi học tại ngôi trường riêng của phật giáo, sau đó sẽ nối nghiệp tu hành của gia đình.

2. Lợi nhuận của các ngôi chùa

 

Nếu như ở Việt Nam các ngôi chùa có nguồn kinh phí chủ yếu từ các nhà hảo tâm, tiền công đức, cúng viếng của các tín đồ phật tử, thì ở Nhật nguồn kinh phí chủ yếu đến từ việc chăm lo” hậu sự” cho những người đã khuất.

  • Cất giữ hài cốt

Ở Nhật, 100% thi thể sẽ được hoả táng ( chính phủ Nhật hỗ trợ hoàn toàn phí hoả táng), sau đó phần tro cốt sẽ được mang vào chùa chôn cất, và chi phí cho mỗi một “hũ tro cốt” giữ trong chùa từ 1 đến 3 triệu yên ( khoảng 200 đến 600 triệu đồng). Khoảng 70% doanh thu của ngôi chùa đến từ nguồn kinh phí này.

  • Cầu phúc, chăm sóc mồ mã

Sau khi chôn cất, các phần mộ sẽ được các nhà sư trong chùa cầu nguyện cho những linh hồn được bình an trên thiên đàng. Dĩ nhiên, việc này cũng mang về cho ngôi chùa một nguồn thu nhất định, khoảng 200 nghìn, đến 1 triệu yên (tương đương 40 – 200 triệu đồng).

  • Tụng kinh trong đám tang

Cũng giống như ở Việt Nam, các gia đình sẽ mời nhà sư đến để làm lễ và tụng kinh cầu siêu cho linh hồn của những người đã khuất.

Chi phí cho việc này dao động từ 200-300 nghìn yên (khoảng 40-60 triệu đồng)

  • Đặt tên cho linh hồn

Theo phong tục ở đất nước Mặt trời mọc thì khi một người “sang thế giới bên kia” sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, vì vậy họ sẽ được các nhà sư đặt cho một cái tên mới. Tuỳ vào sự nổi tiếng của nhà sư, mà sẽ có mức chi phí cao hay thấp.

Thông thường, từ 100-200 nghìn yên (20-40 triệu đồng), còn đối với các nhà sư nổi tiếng thì mức phí đôi khi lên đến 1 triệu yên (200 triệu đồng).

  • Các ngày kỷ niệm

Ở Nhật, sau khi mất 49 ngày, 1 năm, 3 năm, 7 năm, 13 năm, gia đình và người thân sẽ làm lễ cầu siêu cho những người đã khuất. Tất nhiên những dịp này cũng không thể thiếu sự góp mặt của những nhà sư, cùng với một khoản chi phí nhất định.

Sau khi xem qua các khoản chi phí, có lẽ chúng ta cũng thấy được rằng nguồn thu nhập từ việc lo ma chay của các ngôi chùa ở Nhật là một con số không hề rẻ.

Tính trung bình, một người Nhật sau khi chết đi sẽ tốn 1 khoản chi phí 2 triệu yên (tương đương 400 triệu đồng).

Chi phí cao như thế, nhưng vì nhu cầu tất yếu nên hầu như các ngôi chùa đều bận rộn quanh năm suốt tháng, những ngôi chùa càng nổi tiếng thì “ khách hàng” tìm đến càng đông.

  • Không phải đóng thuế

Ngoài ra, tất cả các ngành kinh doanh khác đều phải đóng thuế thu nhập, nhưng đối với các ngôi chùa thì không phải đóng 1 yên tiền thuế nào cả, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà chùa sẽ “bỏ túi” 100% thu nhập của họ kiếm được.

Cũng chính từ việc có thu nhập “ khủng” như thế, nên hầu hết các tín đồ phật giáo sau khi lập gia đinh, sinh con thì hầu hết những đứa trẻ ấy sẽ tiếp nối sự nghiệp của cha, mẹ mình.

Mặc dù chi phí bỏ ra không phải là nhỏ, nhưng suy cho cùng thì quan trọng nhất vẫn là đức tin và tình cảm mà các tín đồ phật giáo, cũng như gia đình dành cho những người thân đã khuất.

Người Nhật thường nói vui với nhau rằng “Nếu không có tiền thì hãy cố mà sống, vì chết đi sẽ làm hại đến người khác ”.

Hải Âu

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: