Thánh Đức Thái tử Shōtoku

Nhật Bản cũng như bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới, đều phải trải qua quá trình xây dựng đất nước trong lịch sử. Trong giai đoạn này nhiều bậc anh hùng tài giỏi, có công trong việc dựng nước đã được ghi lại công lao trong sử sách và mọi người sau này vẫn tưởng nhớ đến.

Trong số đó có Thái tử Shōtoku, một nhân vật có sức ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cũng như phát triển của đất nước Mặt Trời Mọc.

Shōtoku sinh năm 574 và mất năm 622, Là con trai thứ 2 của Thiên hoàng Yomei. Nhiều nguồn tin nói lại rằng, Thái tử Shōtoku được sinh ra trong chuồng ngựa, theo truyền thuyết điều này làm mọi người liên tưởng đến câu chuyện đức chúa Giêsu được sinh ra trong máng cỏ khô trong chuồng gia súc.

Nhiều người truyền tai nhau rằng, Thái tử Shōtoku có thể trò chuyện với 10 người cùng lúc, và tất nhiên là ông cũng có thể trả lời chính xác tất cả các câu hỏi mà nững người đó đặt ra cho mình. Cũng vì sở hữu bộ óc thiên tài như thế, nên ông đã trở thành một chính trị gia nổi tiếng được nhiều người biết đến và nể phục.

Những sản phẩm bất hữu mà ông để lại cho đời

1. Ban hành hiến pháp 17 điều

Thập thất hiến pháp hay còn gọi “Bản hiến pháp nười bảy điều” của Thái Tử là bản hiến pháp đầu tiên của nước Nhật Bản, cách đây khoảng 14 thế kỷ.

Bản hiến pháp được biên soạn dựa trên cơ sở Phật giáo và Nho giáo, được đặt làm nền tảng cho các bộ luật của đất nước Nhật Bản. Nội dung chính bao gồm 17 điều. Vì có tính thực tế cao, nên ngay khi áp dụng vào đời sống xã hội thì đã lập tức nhận được sự đồng tình ủng hộ và tuân theo một cách triệt để.

2. Phân chia quan chế 12 cấp

 

Vương vị được chia làm 6 bậc, và từng cấp lại chia thành tiểu và đại. Tổng hợp lại là 12 cấp.

Mỗi cấp có màu mũ và trang sức bằng bạc tương ứng. Nhờ vậy, khi nhìn vào trang phục bên ngoài mọi người có thể biết được cấp bậc của từng người.

Cùng với việc đặt ra 12 vương vị, Thái tử Shōtoku cũng quy định bãi bỏ chế độ cha truyền con nối tước vị. Việc thăng tiến giờ đây sẽ phụ thuộc vào năng lực và thành tích của từng người.

Kết quả là việc tiến hành chính trị độc chiếm theo dòng họ bị phá vỡ và tuyển dụng nhân tài dựa vào thực lực xuất hiện.

Việc phân chia này mang lại hiệu quả rất lớn trong cuộc sống xã hội lúc bấy giờ, kể cả sau này khi đất nước phát triển thì những thứ bậc trong các cơ quan nhà nước, hay công ty vẫn dựa vào hình thức ấy để phân chia cấp bậc vào trong công tác quản lý và điều hành.

3. Truyền bá, hoà hợp các tôn giáo

Trước đây, ở Nhật Bản hầu hết mọi người chỉ biết đến 1 tôn gáo chính đó là Thần đạo, vào thời kỳ này đạo Phật đã bắt đầu du nhập và được truyền bá vào Nhật.

Một điều hiển nhiên đó là, khi có một tôn giáo mới xuất hiện thì vấn đề mâu thuẫn sẽ khó tránh khỏi, thậm chí một cuộc “ chiến tranh tôn giáo “ hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Nhưng Thái tử Shōtoku là người đã đứng ra giải quyết, tháo gỡ các mâu thuẫn ấy, ông đã thuyết phục mọi người chấp nhận sự hoà hợp giữa Thần đạo và Phật giáo, không phân biệt, tất cả đều có thể chọn bất cứ tín ngưỡng nào mà mình cảm thấy phù hợp, không phải chịu bất cứ sự kỳ thị nào từ những người xung quanh.

Nhiều người dân xứ sở Mặt trời mọc thờ cúng Thái tử, như một cách để bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhận những công đức mà ông đã để lại cho nền văn hoá cũng như người dân Nhật Bản.

Cuộc đời của ông cũng được sách sử Nhật Bản ghi chép lại, và hình ảnh của ông cũng được chọn để in lên một số tờ tem, tiền của Nhật.

Hầu hết những người Nhật đều xem Thái tử Shōtoku được xem là một “thiên tài hiếm có” thuộc dòng dõi Hoàng gia của đất nước xứ sở phù tang.

Kengo Abe

Bí ẩn về cuộc đời lãnh chúa Shingen Takeda

Nikko Toshogu- Đền thờ vị tướng quân lừng lẫy Tokugawa Ieyasu

Phía sau hoàng cung Nhật Bản ngày xưa?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: