Tại sao Nhật Bản bỏ lịch Âm? Sự thật ít ai biết!

Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc mà hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia sử dụng Âm lịch, được đặt ra dựa trên chu kỳ chuyển động của mặt trăng quay quanh Trái đất.

Thật ra, lịch Âm dựa theo dòng chảy của tự nhiên mà tạo thành, nên chính xác về mặt thời gian hơn.

Nhật Bản chỉ sử dụng Dương lịch là loại lịch dựa vào chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, nhưng trước kia từng có thời gian Nhật Bản dùng Âm lịch.

Vậy tại sao Nhật Bản lại bỏ Âm lịch mà không dùng song song như ở Việt Nam?

Lý do có liên quan đến vấn đề tiền bạc mà ít người Nhật biết đến. Đây là câu chuyện khá thú vị nên tôi sẽ giải thích rõ hơn cho các bạn độc giả biết.

Trong Âm lịch có một tháng gọi là “tháng nhuận”.

Bình thường 1 năm có 12 tháng, nhưng cứ 3 năm một lần người ta phải bổ sung 1 tháng – “tháng nhuận” thành 13 tháng để đảm bảo chu kỳ của thời tiết phù hợp với vòng quay của Trái đất.

Ở Nhật, khi thời đại Samurai kết thúc và bước vào thời kỳ mới, ngân sách đất nước lâm vào tình cảnh khó khăn do chi nhiều tiền trang bị cho quốc phòng để theo kịp các nước phương Tây.

Đó là năm 1873, năm có tháng nhuận.

Do nhân viên nhận lương theo tháng nên phần tháng 13 – tháng nhuận cũng phải chi trả.

Số tiền để trả thêm 1 tháng lương cho toàn bộ nhân viên trên, Nhật Bản là con số rất lớn.

Chính vì vậy Nhật Bản đã ngay lập tức công bố chuyển sang Dương lịch.

Kết quả, năm 1872, tháng 12 chỉ có 2 ngày nên lương của tháng 12 bị hủy bỏ.

Và Nhật Bản đã “thành công” trong việc bỏ đi 2 phần tháng lương của nhân viên.

Nếu so với Nhật Bản của hiện tại, chúng ta có thể thấy đó là việc kinh khủng đến mức nào.

Số nhân viên ở Nhật Bản hiện có 4.000.000 người.

Mỗi tháng sẽ chi 2.000.000.000.000 yên (tương đương 220 ngàn tỷ đồng Việt Nam) cho việc trả lương.

Như vậy bằng việc chuyển sang Dương lịch, Nhật Bản đã giảm bớt 2 lần số tiền đó cho việc chi ngân sách nhà nước.

Vào thời điểm ấy, ý thức dân tộc về việc phát triển đất nước lớn mạnh, sánh đôi với các nước phương Tây là cực kỳ mạnh mẽ. Họ cho rằng chuyển sang lịch Âm là một bước tiến trong việc phương Tây hóa nên rất nhiều người đồng tình hưởng ứng với quyết định của chính phủ Nhật Bản.

Nhưng quyết định đó không hoàn toàn là tốt.

Các lễ hội ở Nhật Bản từ ban đầu được tổ chức dựa theo lịch Âm. Do lịch Âm đã bị hủy bỏ nên tất cả bị lệch đi 1 tháng so với chu kỳ của tự nhiên.

Ví dụ, ở Nhật có lễ hội Lập Xuân diễn ra vào ngày 4 tháng 2 để báo hiệu mùa xuân đến.

Nhưng so với Dương lịch hiện nay thì ngày 4 tháng 2 là thời điểm lạnh nhất trong năm.

Do lệch mất 1 tháng nên bắt đầu từ tháng 3, thời tiết mới bắt đầu ấm dần, từ “Lập Xuân” mới đúng trong thời điểm này.

Chúng ta có thể thấy, việc thay đổi sang Dương lịch đã làm sụp đổ một phần văn hóa Nhật Bản.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: