Trẻ em Nhật tự chi tiêu tiền bạc như người lớn
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liệu có nên cho trẻ tự chi tiêu và quản lý tiền bạc hàng tháng? Nhiều ý kiến cho rằng nếu làm như thế trẻ sẽ không thể biết cách tiêu tiền hợp lý vì còn quá nhỏ để suy nghĩ đúng sai.
Đa số quốc gia ở Châu Á, con cái được cha mẹ quản lý chi tiêu và cho thêm tiền mỗi khi chúng tiêu xài “quá tay”, thì ở Nhật lại không hề tồn tại tình trạng như thế.
Với mong muốn giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền và tự quản lý chi tiêu của mình, cũng như muốn có được số tiền mong muốn thì phải lao động và tiết kiệm.
Các bậc phụ huynh ở xứ sở hoa anh đào chỉ đưa tiền tiêu vặt vào đầu tháng và lỡ có trường hợp các em tiêu xài quá nhiều thì cũng không bao giờ cho thêm bất cứ khoản tiền nào.
Vì vậy ngay từ bé các em đã phải học cách tính toán chi tiêu và phân chia tiền bạc sao cho hợp lý, nếu không muốn lâm vào tình trạng “đói kém”.
Bắt đầu tự chủ tiền bạc khi còn là học sinh mầm non, mỗi em bé Nhật được ba mẹ cho tiền tiêu vặt trung bình khoảng 50 yen/ ngày. Với số tiền này các bé có thể mua được một vài món bánh kẹo, đồ chơi ở cửa hàng giá rẻ “Dagashiya”.
Tại đây các em có thể mua được những mặc hàng có giá từ 10-50 yen, vì vậy để mua được món đồ với giá 50 yen, các em phải “bỏ ống heo”, điều đó tạo cho các bé khả năng chi tiêu tiết kiệm.
Khi lên tiểu học thì các bé bắt đầu được cho tiền tiêu vặt hàng tháng, đầu tiên là 1000 yen, để bé được tự mua thứ mình thích, đã sử dụng hết thì thôi, muốn mua thêm thứ khác hoặc lỡ xài hết thì cũng phải chờ tới tháng sau mới có tiền.
Tùy từng gia đình mà quyết định khoản tiêu vặt đó được dùng để mua gì, có thể là đồ dùng học tập hay đồ chơi. Càng lớn lên thì số tiền tiêu vặt đó càng tăng, nhưng không quá nhiều.
Các bé còn được cha mẹ mua cho cuốn sổ để ghi chép lại mọi khoản chi tiêu, được cho bao nhiêu? mua cái gì? giá bao nhiêu?… đều được ghi lại đầy đủ.
Nếu tùy hứng đôi khi cho thêm trẻ vài trăm yen để mua thêm chai nước, hay cái kẹo thì cũng không có bao nhiêu, nhưng điều đó làm phá vỡ nguyên tắc đã đặt ra, khiến trẻ em tự phụ và không quản lý được tiền bạc cũng như không có ý thức tiết kiệm.
Ngoài ra, bố mẹ Nhật luôn lên phương án dạy con phải có kế hoạch trong tương lai, muốn có “thù lao” thì phải lao động và tích lũy từng ngày.
Ví dụ trong tuần này bé có hẹn tham dự sinh nhật của 2 người bạn vào thứ 4 và thứ 5, thì bé phải tiết kiệm, ăn ít quà vặt từ ngày thứ 2, thứ 3.
Hoặc để có thể được một số tiền mua cái váy mình thích thì bé phải tự gấp quần áo, sắp xếp và dọn dẹp phòng ngủ, cắt cỏ hoặc cọ toilet…
Khi lên Trung học cơ sở thì các em được cho tiền chi tiêu cá nhân trung bình từ 5000-8000 yen/ tháng, tùy theo kinh tế mỗi gia đình.
Thay vào đó, các em phải tự chi trả tất tần tật những khoản tiêu xài như: Đồ dùng cho học tập, mua sắm quần áo, giày dép, cắt tóc… nếu muốn mua khoản lớn hơn thì đương nhiên các em phải tiết kiệm.
Tuy nhiên để tránh sự lạnh lùng quá mức trong quan niệm về tiền, bố mẹ vẫn khuyến khích cho các con khi cần vẫn nên chia sẻ với bạn bè, mọi người chứ không sòng phẳng quá.
Thấy người cơ nhỡ khó khăn cũng nên nhính một chút tiền tiêu vặt cho họ, có khi lại giúp đỡ người ta qua cơn đói kém, đừng quá tính toán chi li, coi tiền quan trọng hơn tình cảm con người.
Bằng những việc làm trên, trẻ em hiểu được tiền bạc không phải là vô tận và phải biết chi tiêu trong khả năng của mình cũng như biết hài lòng với những gì đang có.
Vậy trong lương lai, nếu thay đổi cách chi tiêu như trẻ em Nhật thì những mầm non ở đất nước chúng ta có phát triển theo hướng tích cực hay không?
Chisai Yuki