Các kiểu bắt nạt ở trường học Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nền kinh tế phát triển nhất nhì khu vực Châu Á. Mặt khác, xã hội Nhật Bản cũng tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối, chưa tìm được cách giải quyết. Trong đó, tự tử được xem là một “quốc nạn không có thuốc chữa”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự tử như áp lực công việc, tiền bạc, trầm cảm, nhưng nổi bật nhất là do nạn bắt nạt ở trường học. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có hơn 180 ngàn vụ và đó chỉ là số liệu. Nhiều học sinh bị bắt nạt mà không dám nói ra, nên con số thực tế có lẽ còn nhiều hơn.
Tự tử do bắt nạt không đơn thuần là đánh đập, bạo lực về mặt thể xác mà đa phần là hành hạ về tinh thần để thỏa mãn cảm xúc kẻ mạnh ngược đãi kẻ yếu. Sau đây là một số kiểu bắt nạt phổ biến diễn ra ở trường học.
1. Tẩy chay
Là tình trạng cả lớp cùng cô lập đối tượng bị bắt nạt. Không nói chuyện, không tiếp xúc, xem như chưa hề tồn tại trong lớp. Đây là hình thức phổ biến nhất và có sự “góp mặt” của cả lớp chứ không riêng gì nhóm cầm đầu.
Tại sao lại như vậy?
Lý do rất dễ hiểu. Nếu ai đó bắt chuyện với người đang bị bắt nạt sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo. Nhưng dù sao đi nữa, hành động tẩy chay cũng chính là gián tiếp tham gia bắt nạt bạn học.
2. Nói xấu
Đem khiếm khuyết cơ thể hay hoàn cảnh gia đình của đối tượng bị bắt nạt để bàn tán, nói xấu, xem như trò đùa cũng là một hình thức.
Con người thường không muốn bị xem là thấp kém nên có xu hướng chọn đối tượng nào đó “trông” thấp kém hơn mình và đem ra làm trò đùa để thỏa mãn cảm giác của người “đứng phía trên”. Những đối tượng bị bắt nạt thường là người có ngoại hình xấu xí, gia cảnh nghèo khó.
3. Giấu đồ
Đây là trò xảo trá nhất thường thấy ở nữ sinh.
Đem đồ vật của mục tiêu bị bắt nạt giấu đi, như cặp xách, giày dép, rồi cười hả hê khi thấy bộ dạng vất vả tìm đồ của người đó. Kiểu bắt nạt này không thể đoán được là do ai làm nên mới gọi là loại xảo trá nhất.
4. Bạo lực
Hình thức bắt nạt không chỉ riêng Nhật Bản mà còn phổ biến ở các nước khác.
Nữ sinh thường lôi mục tiêu vào nhà vệ sinh hoặc phía sau trường để đánh, kéo tóc, tạt nước. Nam sinh thường hăm dọa rồi cướp tiền. Nhưng một học sinh thường không có nhiều tiền nên đã dẫn đến hệ lụy khác là ăn cắp của bố mẹ để không bị đánh.
5. Bạo lực tình dục
Loại bắt nạt tàn nhẫn nhất chỉ xảy ra ở nữ sinh. Sau đó, đem đối tượng đến nơi vắng, lột hết quần áo rồi gọi nam sinh đến hãm hiếp.
6. Bắt nạt trên Internet
Không chỉ đời thực mà ngay trên thế giới ảo cũng trở thành nơi để bắt nạt. Trốn dưới cái bóng của Internet, những kẻ bắt nạt nhắm đến mục tiêu để nói xấu, bịa chuyện, tung lên video bạo lực, rồi cười thỏa mãn sau màn hình vi tính.
Trên đây là 6 kiểu bắt nạt phổ biến ở trường học Nhật Bản. Theo thống kê, tháng 9 hàng năm là thời gian có số vụ tự tử cao nhất, do đó là thời kỳ nhập học, nhiều học sinh không muốn đến trường hoặc sợ bị bắt nạt đã dẫn đến trầm cảm và cuối cùng là tự sát.
Một vấn nạn cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Những đứa trẻ bị bắt nạt không dám chia sẻ với ai, nhẫn nhịn trong câm lặng, và khi quá mức chịu đựng họ sẽ chọn cách giải thoát. Trách nhiệm không chỉ thuộc về giáo viên vì chưa đủ tận tâm với học trò, mà còn ở các bậc phụ huynh khi không quan tâm con cái mình.
Cho nên để giải quyết tình trạng bắt nạt học đường, cần phải có sự kiên trì phối hợp thật chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong thời gian dài mới mong đạt được hiểu quả tích cực.
Kengo Abe